Phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 có nhiều điểm mới

(Ngày Nay) - So với lần sửa đổi hồi tháng 3, phác đồ điều trị Covid-19 đã được Bộ Y tế hoàn thiện với nhiều cải tiến ngay từ bước phân loại bệnh nhân.

GS.TS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam, cho hay phác đồ điều trị có nhiều cải tiến. Điều đó xuất phát từ kinh nghiệm xử lý những ca trước đó tại Việt Nam cùng tốc độ nghiên cứu của ngành y học thế giới.

Phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 có nhiều điểm mới ảnh 1

GS.TS Nguyễn Gia Bình. Ảnh: VnExpress 

Phân loại mức độ nặng để điều trị

Những ngày đầu dịch, hầu hết bệnh nhân Covid-19 nước ta chỉ ở mức độ nhẹ, được điều trị triệu chứng nhẹ kết hợp truyền dịch và dùng thuốc nâng cao thể trạng. Song có bệnh nhân diễn tiến bất thường viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng... được điều trị tích cực, phải liên tục theo dõi phản ứng, nếu thuốc có hiệu quả thì tiếp tục áp dụng, nếu không đáp ứng tốt thì ngay lập tức phải đổi phác đồ.

Đối với phác đồ điều trị mới, các bác sĩ cần phân loại bệnh nhân và đánh giá toàn diện mức độ suy tạng liên quan đến hô hấp, tuần hoàn, tắc mạch, thần kinh, thận, gan... cùng những bệnh kèm theo trước khi tổ chức điều trị. Đặc biệt, khi phân loại mức độ nặng nhẹ giúp y bác sĩ lên kế hoạch điều trị đồng thời sắp xếp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực phù hợp nhất.

Ví dụ như điều trị suy hô hấp, việc phân loại mức độ nặng thông qua nhịp thở, nhận định tình trạng tổn thương phổi bằng các biện pháp chẩn đoán sẵn có. Qua đó, các y bác sĩ mới xác định đặt ống nội khí quản và cho thở máy khi cần.

Ngoài ra, giáo sư Bình bổ sung về mức độ quan trọng trong công tác chống rối loạn đông máu, suy tuần hoàn, cơn bão cytokine, điều trị các dạng suy tạng liên quan đến tiêu hóa, thần kinh, thận...

Có bốn mức độ xếp loại bệnh nhân bao gồm:

- Mức độ nhẹ, không có triệu chứng lâm sàng, cần cách ly và sử dụng thuốc kháng virus.

- Mức độ trung bình, người bệnh có có sốt, ho, cảm cúm, nhịp thở dưới 21, độ bão hòa oxy trên 96%...

- Mức độ nặng, người bệnh suy hô hấp, suy tạng, có các bệnh kèm theo.

- Mức độ nguy kịch, độ bão hòa oxy dưới 92%, suy tạng, sốc nhiễm khuẩn, có bệnh kèm theo.

Cải tiến về thuốc điều trị và chú trọng vấn đề tâm lý

Về nguyên tắc điều trị, GS Nguyễn Gia Bình cho biết Việt Nam đang điều trị theo nguyên nhân, chống cơn bão cytokine, điều trị triệu chứng, bệnh kèm theo, chống bội nhiễm và hỗ trợ về dinh dưỡng, phục hồi chức năng. Tuy nhiên, trong lần hoàn thiện này, các y bác sĩ sẽ cần đặc biệt chú ý tới vấn đề tâm lý.

Theo đó, Bộ Y tế nhận định nhiệm vụ động viên tinh thần bệnh nhân trong điều kiện họ còn tỉnh là rất cần thiết. Theo GS Bình, việc bố trí bác sĩ tâm lý cho các bệnh nhân để tăng sự lạc quan là giải pháp tốt nhất.

Trong phác đồ điều trị công bố hồi tháng 3, các loại thuốc kháng virus đặc hiệu như Lopinavir/Ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir được Bộ Y tế nhận định là chưa đủ bằng chứng về hiệu quả. Tuy nhiên, trong lần hoàn thiện thứ 4, GS Nguyễn Gia Bình khẳng định yếu tố thuốc kháng virus đã có nhiều tiến bộ.

Cụ thể, Lopinavir, Ritonavir và Interferon đã được Việt Nam sử dụng có hiệu quả, bệnh nhân hết virus sau 7 ngày dùng. Remdesivir của Mỹ có thể dùng nhưng được đánh giá là không dễ tìm. Trong khi đó, loại thuốc được sử dụng ở Nga là Favipiravir mang đến khá nhiều hứa hẹn.

Phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 có nhiều điểm mới ảnh 2

Việt Nam tăng tốc xét nghiệm Covid-19 ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Điểm mới trong phác đồ điều trị lần này chính là việc huyết tương của người khỏi bệnh cũng được xem là một giải pháp thay thế thuốc kháng virus. Việt Nam không còn sử dụng Chloroquin trong điều trị Covid-19.

Ngoài ra, GS Bình bổ sung về mức độ quan trọng trong công tác chống rối loạn đông máu, suy tuần hoàn, cơn bão cytokine cũng như điều trị các dạng suy tạng liên quan đến tiêu hóa, thần kinh, thận.

Việc chống rối loạn đông máu cho bệnh nhân Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng và đặc biệt cần thiết. Trong khi đó, kết quả loại bỏ cơn bão cytokine có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, tránh làm tổn thương tạng.

Một số lưu ý trong việc điều trị, hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 mà các y bác sĩ, điều dưỡng không được phép bỏ qua bao gồm: Lên kế hoạch về chế độ dinh dưỡng nhiều bữa, dễ tiêu, kiểm soát lượng đường trong máu, huyếp áp, nhiễm khuẩn và xử lý các bệnh kèm theo.

Để hoàn thành những nhiệm vụ này, bệnh viện và các nhân viên y tế cần chủ động làm việc nhóm, hội chẩn với sự tham gia của nhiều chuyên khoa.

Khuyến cáo của Bộ Y tế để giảm vấn đề tâm lý cho bệnh nhân Covid-19:

- Tuân thủ tuyệt đối hoạt động phòng chống lây nhiễm nCoV trong bệnh viện. Đảm bảo ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giữ thói quen ngủ đều đặn và sử dụng thực phẩm lành mạnh.

- Tập thể dục thường xuyên và tạo thành thói quen. Không sử dụng các chất kích thích.

- Chủ động chia sẻ với người bạn tin tưởng và nhân viên y tế về những điều bạn lo lắng. Thường xuyên kết nối và liên lạc với gia đình để luôn lạc quan.

- Quan sát, hỗ trợ bệnh nhân cùng phòng cách ly, nhất là khi họ có biểu hiện lo lắng, căng thẳng.

- Sống tích cực, tin tưởng vào tương lai. Giữ thái độ bình tĩnh để vượt qua đại dịch.

- Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý tại cơ sở điều trị khi có dấu hiệu nghi ngờ về tâm lý.

TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.