Sẵn sàng tâm thế chuẩn bị chống dịch

Nguy cơ COVID-19 xâm nhập luôn thường trực và là yếu tố để có thể gây bùng nổ dịch bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Tại buổi giao ban trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 với các địa phương, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh: Chúng ta phải luôn sẵn sàng tâm thế chuẩn bị chống dịch. Chuẩn bị và triển khai tất cả các biện pháp quan trọng cần thiết để chống dịch, bởi mùa đông năm nay dự báo là rất khốc liệt trong chống dịch COVID-19.
Sẵn sàng tâm thế chuẩn bị chống dịch

Tính đến 9h00 ngày 14/10/2020, theo thống kê của worldometers.info:

*Thế giới: 38.352.773 người mắc; 1.090. 734 người tử vong, 28.845.540 người khỏi bệnh.

215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 165 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.

* Việt Nam: 1113 ca mắc COVID-19

Trong đó:

- Số ca điều trị khỏi: 1026 ca.

- Số ca tử vong: 35 ca

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

422

691

11.659

825


1. Tính đến 9h ngày 14/10: Việt Nam có tổng cộng 422 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

+ Từ 18h ngày 13/10 – 9h sáng 14/10: 0 ca mắc mới.

2. Số ca bình phục trong 24h qua: 1 ca

3. Số ca tử vong tới nay: 35 ca

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2:  8 ca.

- Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 2 ca.

-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 14 ca

5. Số người cách ly: 12.484 người

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 147 người

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.512 người

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 825 người

6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 422 ca

7. Số ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay:  551 ca

8. Nhận xét:

- Thế giới: Đến 9h sáng ngày 13/10,  toàn thế giới đã có hơn 38 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 1 triệu người đã tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở  215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện  gần 30 triệu người khỏi bệnh.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Dịch bệnh diễn biến cực kỳ lo ngại bởi nó xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, một số quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch cao chưa từng có.

- Tại Việt Nam, trong 24h qua ghi nhận 3 ca mắc mới, đây là  ca nhập cảnh, được cách ly ngay. Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi cho 1026 người. Tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã sang ngày thứ 57 Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng, tại TP Hồ Chí Minh, đã 74 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.

Đã 42 ngày liên tiếp tại Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng. Mặc dù đã cơ bản kiểm soát các ổ dịch, tuy nhiên tại các đô thị lớn, mật độ dân cư cao, nguy cơ lây nhiễm vẫn còn, tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là của người dân đối với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người…

*Về công tác chỉ đạo, điều hành

Tại buổi giao ban trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 với các địa phương trong cả nước sáng 13/10, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Nguyễn Thanh Long đánh giá: Nguy cơ COVID-19 xâm nhập luôn thường trực và là yếu tố để có thể gây bùng nổ dịch bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Vì vậy, phải luôn sẵn sàng tâm thế chuẩn bị chống dịch. Chuẩn bị và triển khai tất cả các biện pháp quan trọng cần thiết để chống dịch, bởi mùa đông năm nay dự báo là rất khốc liệt trong chống dịch COVID-19. Nhiều quốc gia đã phát hiện ca bệnh xâm nhập trở lại và lây nhiễm ra cộng đồng.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Nguyễn Thanh Long đề nghị:

- Các địa phương phải rà soát lại tất cả các kịch bản phòng chống dịch, chuẩn bị ứng phó với tình huống xấu nhất trong mùa đông năm nay. Về nguyên tắc phòng chống dịch, Việt Nam vẫn giữ 5 nguyên tắc là ngăn chặn; phát hiện; cách ly; khoanh vùng dập dịch và điều trị hiệu quả.

-Thực hiện đúng việc giám sát cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, đặc biệt là chuyên gia nước ngoài, người hồi hương, nhập cảnh.

- Ngành y tế các địa phương, nhất là các địa phương có cửa khẩu cần phối hợp với biên phòng giám sát, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh. Phải giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, y tế cơ sở trong công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời và theo dõi sau cách ly.

- Các địa phương chủ động tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời yêu cầu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tránh bỏ lọt, nếu cơ sở nào không có đủ năng lực xét nghiệm thì lấy mẫu, gửi nơi đủ điều kiện thực hiện.

- Đẩy mạnh công tác truy vết, kiên quyết cách ly tập trung bắt buộc tất cả các trường hợp F1. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thành lập các tổ phòng chống dịch dựa vào cộng đồng.

- Các địa phương cũng cần cập nhật thông tin về cơ sở cách ly. Cán bộ y tế phải cập nhật kết quả xét nghiệm của người cách ly trên tờ khai y tế điện tử.

- Các địa phương phải tiến hành đấu thầu mua sắm ngay trang thiết bị, vật tư chống dịch để không bị động khi dịch xảy ra trên địa bàn.

*Về công tác điều trị, xét nghiệm

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.026/1.113 bệnh nhân COVID-19. Hiện tại, nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng. Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 8 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 2 ca, số ca âm tính lần 3 là 14 ca.

Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01). Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Sẵn sàng tâm thế chuẩn bị chống dịch ảnh 1
Theo SK&ĐS
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.