Thế giới vẫn đang 'mắc kẹt' trong làn sóng COVID-19 thứ nhất

(Ngày Nay) - Mới đây phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã đăng một bài viết với đề "Sẽ không có làn sóng Corona thứ hai", chia sẻ rằng nước Mỹ đã chiến thắng đại dịch. Song các chuyên gia y tế lại không có góc nhìn lạc quan như thế.
Hàng rào tại nghĩa trang Green-Wood tại Brooklyn, được lập nên nhằm tưởng niệm các bệnh nhân COVID-19 đã qua đời tại thành phố New York. Ảnh: AP
Hàng rào tại nghĩa trang Green-Wood tại Brooklyn, được lập nên nhằm tưởng niệm các bệnh nhân COVID-19 đã qua đời tại thành phố New York. Ảnh: AP

Trên tờ The Wall Street Journal vào cuối tuần trước, phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã đăng một bài viết với tiêu đề "Sẽ không có làn sóng Corona thứ hai", khẳng định rằng nước Mỹ đã chiến thắng đại dịch.

Mặt khác, nhiều chuyên gia y tế chỉ ra rằng còn quá sớm để có thể ăn mừng thắng lợi. Đã có khoảng 120.000 người Mỹ tử vong vì dịch COVID-19, đặc biệt là ở các bang miền nam và miền tây, và đây là con số kỷ lục trong tháng vừa qua.

Thế nhưng có một điểm đáng để lưu tâm, rằng cụm từ "làn sóng thứ hai" có thể sẽ không phù hợp để diễn tả tình hình hiện tại.

"Khi mà số ca nhiễm mỗi ngày đã lên tới ngưỡng 20.000, làm sao có thể gọi đó là làn sóng thứ hai nữa?" bác sĩ Anthony Fauci thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho hay. "Chúng ta vẫn đang bị mắc kẹt tại làn sóng thứ nhất."

Các nhà khoa học vẫn đang đồng tình rằng Mỹ vẫn đang mắc kẹt tại làn sóng thứ nhất của đại dịch COVID-19, khi mà tình hình các ca lây nhiễm vẫn rất khó lường.

"Virus vẫn đang tràn lan tại khắp các bang của Mỹ với tần suất rất thất thường," bác sĩ Richard Besser, tổng giám đốc của tổ chức Robert Wood Johnson Foundation, đồng thời là người từng nắm giữ vai trò giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh vào năm 2009 cho hay.

Theo ông Besser, việc sử dụng ngôn từ có thể ảnh hưởng rất nhiều tới nhận thức con người, bởi nhẽ người dân sẽ chủ quan hơn khi nghe tin làn sóng thứ nhất của dịch bệnh đã qua đi.

Một vài người lo lắng rằng một đợt bùng phát dịch COVID-19 mới có thể sẽ xảy ra vào mùa thu hoặc mùa đông năm nay. Bởi nhẽ đó là khoảng thời gian các trường học mở cửa trở lại, và thời tiết trở nên lạnh lẽo, khô hanh hơn. Điều này tương tự với dịch cúm và các bệnh liên quan tới đường hô hấp khác. 

Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ và phạm vi lây lan của dịch COVID-19 vẫn đang không ngừng leo thang và mở rộng. Do đó mà việc sử dụng những tiền lệ trong quá khứ về dịch cúm để đối chiếu với tình hình hiện tại có thể sẽ không khả thi.

Theo AP
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.