Việt Nam chống dịch COVID-19 với chi phí hạn chế nhưng hiệu quả

Việt Nam được quốc tế đánh giá cao vì đã quyết định rất đúng đắn, rất quyết liệt, rất sớm. Chúng tôi cho rằng việc chống dịch rất kịp thời khi với chi phí hạn chế nhưng rất hiệu quả.
Đường phố Hà Nội vắng lặng trong những ngày giãn cách xã hội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đường phố Hà Nội vắng lặng trong những ngày giãn cách xã hội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng Việt Nam đang phí công, phí của vì đầu tư rất lớn cho công tác phòng chống dịch. Thậm chí, có câu hỏi đặt ra về việc ciệc cách ly xã hội vào thời điểm này có thích hợp hay không? Dựa vào những lý do nào mà Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc cách ly, giãn cách xã hội trong thời điểm hiện nay mà không phải sớm hơn hay muộn hơn?

Phó giáo sư Trần Đắc Phu-Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam đã có những phân tích chi tiết lý giải vì sao Việt Nam lại làm sớm và triển khai quyết liệt các giải pháp để ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19.

Phó giáo sư Trần Đắc Phu cho hay việc giãn cách xã hội là để ngăn người mang mầm bệnh không tiếp xúc với người không mang bệnh. Ngược lại, người không mắc bệnh hạn chế hoặc không tiếp xúc với người mang bệnh sẽ cắt đứt được việc lây lan nguồn bệnh cho cộng đồng.

Khi dịch xuất hiện lây lan trong cộng đồng, chúng ta sẽ không biết được ai là những người mang mầm bệnh có thể lây lan sang người khác. Vì vậy, cần triển khai giải pháp giãn cách xã hội.

Giải pháp giãn cách xã hội tiến hành sẽ phải hy sinh nhiều lợi ích khác như hoạt động kinh tế bị dừng, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

“Tại Việt Nam, từ đầu tháng Tư, qua điều tra dịch tễ ghi nhận tình hình dịch cho thấy sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng và Thủ tướng đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội. Chúng ta không làm muộn hơn vì nếu như vậy thì số ca mắc trong cộng đồng đã tăng cao, khi đó giãn cách xã hội không hiệu quả,” ông Phu nhấn mạnh.

Phó giáo sư Phu dẫn chứng, thực tế cho thấy nhiều nước bị vỡ trận vì dịch COVID-19 vừa qua không những thiệt hại rất lớn về sức khoẻ, tính mạng người dân (với hàng chục nghìn người mắc và hàng nghìn người tử vong) mà chi phí cho điều trị, cho dập dịch rất tốn kém. Khi đó, thiệt hại về kinh tế rất khôn lường, gấp nhiều lần hơn vì đất nước bị phong toả trong thời gian dài.

Ông Phu chỉ rõ: “Thời gian qua, Việt Nam được quốc tế đánh giá cao vì đã quyết định đúng đắn, quyết liệt và rất sớm. Chúng tôi cho rằng hành động của chúng ta rất kịp thời với chi phí chống dịch hạn chế nhưng rất hiệu quả.”

Về việc một số bộ phận người dân còn có những suy nghĩ chủ quan, lơ là việc chống dịch, ông Phu cho rằng có lẽ vì một số các ca dương tính trong thời gian gần đây thấp... nên tình trạng đi lại nhiều, gặp nhau nhiều dẫn tới giãn cách xã hội không hiệu quả.

Vị chuyên gia trên cũng chỉ rõ, nhiều nơi, nhiều người có thể hiểu sai việc giãn cách xã hội như việc không thực hiện tốt việc đeo khẩu trang, kê khai y tế và khử khuẩn vệ sinh… Các địa địa phương đó cần phải điều chỉnh bởi đây mới là lần đầu và phải làm quyết liệt, triệt để, nghiêm ngặt thì giãn cách xã hội mới đạt hiệu quả cao.

Theo Vietnamplus
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.