Để tiếng nói của cộng đồng LGBTQI được lắng nghe

[Ngày Nay] - Biến Hà Nội thành một thành phố thân thiện với cộng đồng LGBTQI là tầm nhìn của Thọ Trần, thành viên của Hà Nội Queer và là trưởng nhóm thu thập dữ liệu tập trung vào cộng đồng LGBTQI. Thọ đã tham gia sáng kiến nghiên cứu của thanh niên do UNESCO khởi xướng, để thu thập thông tin kiện toàn Luật Thanh niên.
Để tiếng nói của cộng đồng LGBTQI được lắng nghe

Với việc thành lập Nhóm cố vấn Thanh niên, UNESCO và các đối tác đã mở ra cơ hội đặc biệt cho một nhóm thanh niên đa dạng tham gia cùng các bên liên quan trong quá trình sửa đổi Luật Thanh niên. Tuy nhiên, Thọ cho rằng, việc vận động chính sách mạnh mẽ đòi hỏi nhiều hơn những lời chứng thực thuyết phục, cần có bằng chứng rõ ràng từ cộng đồng.

Bạn phải tin vào chính mình và đừng để những bình luận xung quanh ảnh hưởng đến bạn” Thọ Trần

Cùng với các nghiên cứu viên trong nhóm, Thọ đã tham gia Sáng kiến Tuổi trẻ của UNESCO kết hợp với Đại học Quốc gia Ireland, Galway và Đại học Bang Pennsylvania nhằm cung cấp một loạt các khóa đào tạo nâng cao năng lực thông qua kinh nghiệm nghiên cứu của họ. Trong khi các nhóm khác tập trung vào dân tộc thiểu số, thanh niên khuyết tật, sinh viên hoặc người hành nghề mại dâm, nhóm Thọ đã quyết định thu thập dữ liệu cần thiết về nhận thức của người trẻ về cộng đồng LGBTQI.

Thọ đã trải qua một hành trình nhiều bước ngoặt. Sinh ra ở Lào Cai, anh đã thử thách bản thân và theo học y học cổ truyền Trung Quốc tại Thiên Tân. Tuy nhiên, sau một lần trở về Việt Nam năm 27 tuổi, Thọ nhận ra đây không phải là điều anh thực sự muốn theo đuổi. Thay vào đó, Thọ gia nhập Hiệp hội Vì Giáo dục cho mọi người Việt Nam với tư cách là cán bộ truyền thông. Anh đã trăn trở về việc tuyên truyền cho quyền LGBTQI đã diễn ra được khoảng 10 năm, nhưng cộng đồng vẫn chưa được nhận đầy đủ những quyền lợi của mình. Các nghiên cứu của thanh niên là hình thức hiệu quả để ghi nhận và lắng nghe tiếng nói của những người trẻ, nhằm đảm bảo sự công bằng và toàn diện cho các nhóm thanh thiếu niên trong các tài liệu pháp lý. Được thúc đẩy bởi động lực muốn nâng cao nhận thức của chính mình và xác định những cách hiệu quả để giúp cho tiếng nói của cộng đồng LGBTQI được lắng nghe và đặc biệt được công nhận trong luật pháp Việt Nam, Thọ quyết định thực hiện các hành động tiếp theo.

Để tiếng nói của cộng đồng LGBTQI được lắng nghe ảnh 1

Cho dù nhiều nghiên cứu quy mô lớn và nhỏ đã được thực hiện trong 10 năm qua, chúng ta vẫn không đo lường được kiến thức và nhận thức xã hội về cộng đồng LGBTQI. Cuối cùng, nhóm của Thọ tin rằng thông tin này là nền tảng mà dựa trên đó có thể phát triển các can thiệp mạnh mẽ, từ đó thay đổi thành kiến và tạo ra nhận thức về LGBTQI tốt hơn. Đi sâu vào nghiên cứu, nhóm gặp phải một loạt thách thức. Với tương đối ít kinh nghiệm nghiên cứu trong việc thiết kế khảo sát trực tuyến, họ đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận với giới trẻ có ít kết nối với cộng đồng LGBTQI. Sau khi khám phá đầy đủ mọi kênh có thể truy cập để thực hiện cuộc khảo sát qua các phương tiện truyền thông xã hội, diễn đàn, trường đại học và trung học ở Hà Nội, Buôn Ma Thuột và Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đã tiếp cận hơn 800 người tham gia với gần 500 thanh niên hoàn thành bảng câu hỏi trong ba tuần.

Như nhóm nghiên cứu dự kiến, nhiều người tham gia trẻ không tiếp xúc thường xuyên với cộng đồng LGBTQI, không thể hiểu đầy đủ các khái niệm như xu hướng tính dục hoặc nhận dạng giới tính, dẫn đến hiểu sai và hiểu biết không chính xác về LGBTQI. Dựa trên những nghiên cứu căn bản, Thọ và các thành viên trong nhóm sẽ tăng cường huy động sự công nhận LGBTQI trong Luật Thanh niên trong ngắn hạn và cho các luật lâu dài trong tương lai bao gồm Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Chuyển giới, Luật Giáo dục, v.v.

 Tham gia một loạt các khóa đào tạo nâng cao năng lực khác nhau trong quá trình sửa đổi Luật Thanh niên, Thọ và các thành viên trong nhóm dần dần tự tin hơn, sẵn sàng lên tiếng và chia sẻ nhu cầu và nguyện vọng của họ với các nhà hoạch định chính sách và đại diện của các bộ liên quan. Thọ nhấn mạnh rằng thành công lớn nhất của khóa đào tạo là nâng cao năng lực của những người trẻ tuổi, cho họ cơ hội để lên tiếng và giúp họ thực hiện ý tưởng của mình.

Với nhiều thử thách trước tuổi trẻ, Thọ rất lạc quan và tin rằng giới trẻ Việt Nam sẽ có những bước tiến lớn trong việc định hình tương lai của mình. Nhưng để điều này xảy ra, anh nhấn mạnh: “Bạn phải tin vào chính mình và đừng để những bình luận xung quanh ảnh hưởng đến bạn”.

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.