UNESCO hỗ trợ ngành văn hóa và di sản trong bối cảnh COVID-19

(Ngày Nay) - UNESCO đang đưa ra các sáng kiến để hỗ trợ các ngành công nghiệp văn hóa và di sản văn hóa trong tình hình hàng tỷ người trên thế giới chuyển mối quan tâm của mình sang lĩnh vực văn hóa để tìm kiếm sự thư giãn, vượt qua quãng thời gian cách ly và giãn cách xã hội tạo ra bởi cuộc khủng hoảng COVID-19.
UNESCO hỗ trợ ngành văn hóa và di sản trong bối cảnh COVID-19

Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cho biết rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu COVID-19 đã và đang kêu gọi cộng đồng quốc tế tái đầu tư vào hợp tác quốc tế và đối thoại liên chính phủ. UNESCO cam kết chủ trì một cuộc thảo luận toàn cầu về cách hỗ trợ tốt nhất cho các nghệ sĩ và tổ chức văn hóa trong đại dịch COVID-19 và hơn thế nữa, đảm bảo mọi người có thể cập nhật mọi thông tin liên quan đến di sản và văn hóa, giữ được sợi dây kết nối những người bị cách ly với cộng đồng.

Vào ngày 9 tháng 4, UNESCO đã phát động một chiến dịch truyền thông xã hội toàn cầu, #ShareOurHeritage (Chia sẻ về di sản của chúng ta) để thúc đẩy tiếp cận văn hóa và giáo dục về di sản văn hóa trong thời gian cách ly toàn xã hội.

UNESCO cũng đang triển khai một triển lãm trực tuyến về hàng chục di sản trên toàn cầu với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Google Arts & Culture, một nền tảng hoạt động như một bảo tàng trực tuyến nơi cộng đồng có thể truy cập và xem những hình ảnh có độ phân giải cao của những tác phẩm nghệ thuật trong các bảo tàng và đối tác.

Ngoài ra, tổ chức sẽ cập nhật thông tin thông qua bản đồ trực tuyến trên trang web và phương tiện truyền thông xã hội về tác động của COVID-19 lên mạng lưới di sản thế giới và cách ứng phó. Khoảng 89% các địa điểm di sản hiện tại đều đã đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn với khách tham quan do đại dịch.

UNESCO sẽ đăng tải những bài viết chia sẻ của các nhà quản lý di sản về tác động của đại dịch tại địa bàn nơi họ quản lý và môi trường xung quanh. Trẻ em trên khắp thế giới cũng được khuyến khích chia sẻ các bức vẽ về các di sản thế giới. Đây là cơ hội cho các em thể hiện sự sáng tạo và mối liên hệ của trẻ với di sản.

Khi cuộc khủng hoảng này qua đi, các tác phẩm, bài viết nhận được thông qua chiến dịch #Shareculture (Chia sẻ văn hóa) và #ShareOurHeritage sẽ được duy trì để chia sẻ suy nghĩ về các biện pháp bảo vệ các di sản thế giới và thúc đẩy du lịch bền vững.

Vào Ngày Nghệ thuật Thế giới 15 tháng 4 năm 2020, UNESCO hợp tác với Jean Michel Jarre, nhà tiên phong âm nhạc điện tử, Đại sứ thiện chí của UNESCO và Chủ tịch CISAC (Liên đoàn quốc tế Hiệp hội Tác giả và Nhà soạn nhạc) sẽ tổ chức một cuộc thảo luận trực tuyến và chiến dịch truyền thông xã hội mang tên: “Cuộc thảo luận ResiliArt”, quy tụ các nghệ sĩ và diễn viên chính của ngành. Sự kiện sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động của COVID-19 đối với sinh kế của các nghệ sĩ và chuyên gia văn hóa. Cuộc tranh luận, được tổ chức với sự hợp tác của CISAC, dự kiến thông báo sự phát triển của các chính sách và cơ chế tài chính có thể giúp các nhà hoạt động sáng tạo và cộng đồng vượt qua khủng hoảng. Các nhà sáng tạo và nhân viên sáng tạo trên khắp thế giới được khuyến khích tham gia ResiliArt trên phương tiện truyền thông xã hội cũng như mời các nghệ sĩ đồng nghiệp giới thiệu tác phẩm họ được sáng tạo trong thời gian cách ly.

Vào ngày 22 tháng 4, UNESCO sẽ mời các Bộ trưởng Văn hóa của các quốc gia cùng tham dự một cuộc họp trực tuyến về COVID-19 và tác động của đại dịch đối với văn hóa. Lấy nền tảng từ những kết quả của Diễn đàn Bộ trưởng Văn hóa UNESCO tổ chức vào ngày 19 tháng 11 năm 2019, cuộc họp sẽ giúp các Bộ trưởng trao đổi thông tin và quan điểm về tác động của cuộc khủng hoảng đối với ngành văn hóa ở nước mình, xác định các biện pháp chính sách khắc phục phù hợp với bối cảnh quốc gia khác nhau.

Bây giờ, hơn bao giờ hết, mọi người cần có văn hóa, ông Ernesto Ottone R., Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về lĩnh vực Văn hóa cho biết. Văn hóa làm cho nhân loại kiên cường hơn, mang đến niềm hy vọng, đồng thời nhắc nhở rằng chúng ta không cô đơn. Đó là lý do tại sao UNESCO đang làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ ngành văn hóa, bảo vệ di sản và trao quyền cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo.

Việc đóng cửa các di sản, bảo tàng, nhà hát và rạp chiếu phim cũng như các tổ chức văn hóa khác đang gây trở ngại cho việc tài trợ cho các nghệ sĩ và các ngành công nghiệp sáng tạo, cho việc bảo tồn các địa điểm di sản và sinh kế của cộng đồng địa phương, các chuyên gia văn hóa. COVID-19 đã khiến đóng băng các tập tục di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các nghi lễ, tác động đến các cộng đồng ở khắp mọi nơi. Đại dịch cũng khiến công việc, cuộc sống của các nghệ sĩ trở nên bấp bênh không ổn định, hầu hết trong số họ dựa vào các hoạt động phụ trợ để bổ sung cho thu nhập từ lĩnh vực nghệ thuật của mình./.

Theo UNESCO
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.