Ba tàu sân bay Mỹ tề tựu ở cửa ngõ Biển Đông

Ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đang cùng hoạt động tại Biển Philippine, tiếp giáp Biển Đông, trong động thái chưa từng có suốt nhiều năm.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Philippine, ngày 17/6. Ảnh: US Navy.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Philippine, ngày 17/6. Ảnh: US Navy.

Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ ngày 21/6 cho biết hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã bắt đầu triển khai hoạt động chung tại Biển Philippine. Hai nhóm tàu sân bay có kế hoạch cùng diễn tập phòng không, giám sát, tiếp tế trên biển, huấn luyện tấn công tầm xa và các khoa mục khác nhằm phô diễn khả năng vận hành nhiều nhóm tàu sân bay cùng lúc trong phạm vi gần của hải quân Mỹ.

"Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi huấn luyện cùng nhau trong kịch bản phức tạp. Khi cùng làm việc trong môi trường này, chúng tôi sẽ cải thiện kỹ năng chiến thuật và sẵn sàng đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong khu vực cũng như từ Covid-19", chuẩn đô đốc Doug Verissimo, chỉ huy Nhóm tác chiến Tàu sân bay 9, cho biết trong thông cáo.

Cùng ngày, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng công bố loạt ảnh hoạt động của nhóm tác chiến USS Ronald Reagan tại Biển Philippine, trong đó có bức ảnh chụp một tiêm kích F/A-18E Super Hornet chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay này hôm 18/6, nhằm góp phần "bảo vệ lợi ích hàng hải chung của các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Hiện vẫn chưa không rõ vị trí cụ thể của ba nhóm tàu sân bay Mỹ trên Biển Philippine và liệu cả ba nhóm tàu này có cùng tiến vào Biển Đông hay không. Biển Philippine nằm ở phía đông Philippines, là cửa ngõ vào Biển Đông thông qua eo Luzon nằm giữa Philippines và đảo Đài Loan.

Đây là lần đầu tiên kể từ 2017 hải quân Mỹ điều ba tàu sân bay tới hoạt động gần Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục gia tăng. Giới chuyên gia nhận định động thái này của hải quân Mỹ phát đi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hiện diện trong khu vực bất chấp Covid-19 đang diễn ra.

Vị trí Biển Philippines, Biển Đông và Eo Luzon. Đồ họa: Google Map.
Vị trí Biển Philippines, Biển Đông và Eo Luzon. Đồ họa: Google Map.

Hải quân Mỹ nhiều lần triển khai hoạt động tuần tra tự do hàng hải và huấn luyện gần các thực thể Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Mỹ nhiều lần kịch liệt chỉ trích Trung Quốc vì hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng sân bay quân sự và triển khai vũ khí phi pháp lên các thực thể này.

Mỹ lo ngại các tiền đồn của Trung Quốc có thể được sử dụng để cản trở tự do hàng hải trên tuyến đường biển quan trọng qua Biển Đông, với khoảng 3.000 tỷ USD hàng hóa toàn cầu đi qua mỗi năm.

Truyền thông Trung Quốc chỉ trích việc Mỹ triển khai ba tàu sân bay cùng lúc tới Biển Đông. "Với việc tập trung các tàu sân bay này, Mỹ đang cố gắng chứng minh cho khu vực và cả thế giới rằng họ vẫn là lực lượng hùng mạnh nhất, khi có thể tiến vào Biển Đông và đe dọa quân đội Trung Quốc tại đây cũng như các tàu thuyền đi qua vùng biển gần đó", chuyên gia quân sự Li Jie tại Bắc Kinh cho biết trong bài viết trên Global Times.

Lie Jie cho rằng Trung Quốc có thể đáp trả hoạt động của Mỹ bằng cách tổ chức tập trận hải quân tại Biển Đông, đồng thời nhắc đến một số vũ khí trong biên chế quân đội Trung Quốc có khả năng vô hiệu hóa tàu sân bay như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26.

Quân đội Mỹ gần đây chật vật đối phó với Covid-19 để duy trì hiện diện quân sự ở tây Thái Bình Dương nhằm trấn an đồng minh và ngăn Trung Quốc lợi dụng tình hình đại dịch để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Hải quân Mỹ khôi phục năng lực tác chiến sau đợt bùng phát dịch trên các chiến hạm, trong đó có cả ba tàu sân bay đang hoạt động tại Biển Philippine.

"Các hoạt động của chúng tôi thể hiện tính kiên cường và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hải quân, là thông điệp mạnh mẽ về cam kết của chúng tôi với an ninh và ổn định trong khu vực khi bảo vệ các quyền lợi, tự do và sử dụng hợp pháp vùng biển này vì lợi ích của các quốc gia", chuẩn đô đốc James Kirk, chỉ huy Nhóm tác chiến Tàu sân bay 11, cho biết trong thông cáo.

Hải quân Mỹ nhiều lần cho hai nhóm tàu sân bay hoạt động cùng lúc ở tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, Biển Hoa Đông và Biển Philippine. Tham gia các hoạt động này thường là nhóm tác chiến tàu sân bay được triển khai từ Yokosuka, Nhật Bản và một nhóm tác chiến tàu sân bay của Hạm đội 7 ở bờ tây Mỹ.

Lần cuối Mỹ triển khai cùng lúc ba tàu sân bay tới tây Thái Bình Dương vào tháng 11/2017, khi ba tàu sân bay Reagan, Roosevelt và Nimitz tới khu vực giữa lúc căng thẳng Mỹ - Triều leo thang. Ba nhóm tác chiến tàu sân bay diễn tập cùng oanh tạc cơ chiến lược B-1 trong 4 ngày ở vùng biển giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo Vnexpress
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.