Bài học từ Boris Johnson dành cho Trump

(Ngày Nay) - Theo New York Times, COVID-19 đã để lại nhiều hậu quả cho Thủ tướng Anh Boris Johnson, và ông Donald Trump cần đề phòng điều tương tự sẽ xảy ra với mình.
Bài học từ Boris Johnson dành cho Trump

(Bài viết trích dẫn quan điểm của Jenni Russell, chuyên gia bình luận của tờ The London Times)

Nước Anh đã trải qua những gì mà Mỹ đang chịu đựng. Thủ tướng Boris Johnson từng đánh giá thấp COVID-19, coi thường các biện pháp phòng ngừa tại nơi làm việc bởi cho rằng các biện pháp đó chỉ dành cho người có sức đề kháng kém. Cuối cùng, ông Boris đã dương tính với COVID-19.

Chúng tôi hiểu những nỗi lo của người Mỹ. Liệu đất nước có xuất hiện các bất ổn chính trị hay không? Ai là người đưa ra quyết định trong cuộc khủng hoảng? Hậu quả sẽ ra sao nếu Tổng thống Trump không thể làm việc?

Chủ quan và hậu quả

Trump có thể học được nhiều điều quý giá từ Boris Johnson. Một ngài Boris tự mãn đã coi thường các biện pháp phòng ngừa. Khi COVID-19 bắt đầu lây lan ra toàn thế giới hồi tháng 2, ông Johnson hầu như không có phản ứng nào. Uỷ ban được phân công để xử lý khủng hoảng đã họp nhiều lần, nhưng Thủ tướng Anh không hề bận tâm. Thay vào đó, ông dành thời gian để đi nghỉ mát với bạn gái.

Khi bắt buộc phải đối mặt với dịch bệnh, ông Johnson vẫn không tuân thủ những quy tắc phòng ngừa. Vào ngày 3/3, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Anh, Boris Johnson đã tổ chức một cuộc họp báo, khuyên toàn bộ người dân Anh tích cực rửa tay. Nhưng cũng trong cuộc họp báo đó, ông vui vẻ khoe đã bắt tay các bệnh nhân tại một bệnh viện có người mắc COVID-19. Ông còn nhấn mạnh rằng mình tự hào vì hành động đó, và người dân nên tự quyết định những gì họ muốn làm.

Những thành viên trong chính quyền Boris Johnson vẫn tiếp xúc gần với nhau, như thể các quy tắc không có ý nghĩa gì với họ. Họ đã vô cùng bất ngờ khi COVID-19 đã tấn công Thủ tướng, cố vấn chính của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế cùng một lúc.

Đó là một cú shock với cả nước Anh lẫn Boris Johnson. Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo được đặt ra: nếu không thể tự bảo vệ mình, làm sao Thủ tướng có thể bảo vệ cho người dân? 

Chính phủ Anh đã cố gắng che giấu mọi thứ, cho đến khi không thể che giấu được nữa. Họ nói rằng trường hợp của ông Johnson chỉ là một ca bệnh nhẹ. Khi Boris Johnson phải nhập viện khẩn cấp, họ tuyên bố rằng Thủ tướng vẫn đang tiếp tục làm việc. Chúng tôi vẫn được thông báo rằng tinh thần của Thủ tướng đang rất tốt, cho dù ông phải chuyển vào khu chăm sóc đặc biệt. Chỉ đến khi xuất viện, chính Boris Johnson mới xác nhận rằng, “các bác sĩ đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là cái chết của tôi.”

Bài học từ Boris Johnson dành cho Trump ảnh 1

Bệnh viện St. Thomas ở London, nơi điều trị cho Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: AFP)

Boris Johnson muốn tìm kiếm sự thông cảm từ xã hội với tuyên bố này. Đó là câu chuyện về Thủ tướng Anh, một "chiến binh" đã chiến thắng dịch bệnh, đã chịu sự đau khổ vì cộng đồng, và do đó mọi lỗi lầm trong quá khứ của ông cần được tha thứ. Câu chuyện này mang lại cho Boris Johnson nhiều sự ủng hộ, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Tỉ lệ tán thành công việc trong tháng 4 của Thủ tướng Boris Johnson là 2/3, nhưng đã giảm xuống 1/3 ở thời điểm hiện tại.

Trump không còn nhiều thời gian

Sự sụp đổ danh tiếng của ông Boris Johnson chính là điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt. Những điểm yếu của cả 2 nguyên thủ bị phơi bày quá rõ ràng qua cách phản ứng với đại dịch. Họ đều là những nhà lãnh đạo bất cẩn, không làm tròn bổn phận của mình. Họ lãnh đạo một đất nước không phải vì lợi ích của người dân, mà vì lợi ích của bản thân.

Nhiều người dân Mỹ và Anh cho rằng, cả Trump lẫn Johnson đều uỷ quyền cho cấp dưới làm hầu hết công việc của mình. Thứ năng lượng sôi nổi, lôi cuốn và cách sử dụng quyền lực mới là điều khiến 2 nhà lãnh đạo này thu hút công chúng.

COVID-19 đã làm ông Boris Johnson gầy đi trông thấy. Ông thường lộ rõ vẻ mệt mỏi khi bị thách thức công khai bởi báo chí hay Hạ viện, hoặc giảm khả năng theo dõi và ghi nhớ các chi tiết trong những cuộc họp. Điểm mạnh nhất của Thủ tướng Boris Johnson là tính cách mạnh mẽ, quyết liệt dường như đã biến mất, và có thể không bao giờ quay trở lại nữa.

Bài học từ Boris Johnson dành cho Trump ảnh 2

Trump điện đàm với các phụ tá qua điện thoại tại phòng họp ở bệnh viện quân y Walter Reed ngày 4/10. (Ảnh: AP)

Ít ra thời gian vẫn đứng về phe Thủ tướng Anh, bởi còn 4 năm nữa mới đến cuộc bầu cử tiếp theo. Nhưng ông Donald Trump chỉ còn khoảng 4 tuần nữa. Vẫn thua kém Biden trong các cuộc khảo sát, Trump không được phép tỏ ra hụt hơi. Trong cuộc tranh luận tuần trước, Trump đã thể hiện một màn “báo thù” tràn đầy năng lượng trước Joe Biden. Cho dù điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Trump rất khó giành chiến thắng nếu không thể tiếp tục tranh luận.

Thật vậy, loại virus mà cả 2 nhà lãnh đạo đều cho rằng không phải mối đe dọa nguy hiểm có thể hạ gục họ.

Theo New York Times
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.