Cuộc nổi dậy Gwangju: Vết sẹo suốt 4 thập kỷ của Hàn Quốc

(Ngày Nay) - Vào ngày 18/5 năm 1980, đám đông sinh viên và người dân tại thành phố Gwangju phía tây nam Hàn Quốc đã đổ ra đường phản đối chính quyền quân sự của Tổng thống Chun Doo-hwan, phong trào này sau đó đã bị đàn áp dã man với cái chết của ít nhất 165 người dân. 
Cuộc nổi dậy Gwangju: Vết sẹo suốt 4 thập kỷ của Hàn Quốc ảnh 1
Vào ngày 18/5/1980, người dân Gwangju đổ ra trung tâm thành phố phản đối chính quyền độc tài.

Những khuôn mặt không thể nhận dạng

Đã 40 năm kể từ khi bà Choi Jung-ja nhìn thấy chồng mình, người đã mất tích kể từ khi chế độ độc tài quân sự của Hàn Quốc tiến vào đàn áp chính quyền dân chủ Gwangju.

Bắt đầu từ ngày 18 tháng 5 năm 1980, những người biểu tình đã đổ ra đường phản đối tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Chun Doo-hwan và đã cuộc đối đầu giữa dân thường và quân đội cùng lực lượng an ninh đã kéo suốt 10 ngày.

Ngày hôm đó, chồng của bà Choi - khi đó 43 tuổi  - đã ra khỏi nhà để mua dầu cho lò sưởi tại quán rượu của gia đình, sau đó ông không bao giờ quay trở về.

Cuộc nổi dậy Gwangju: Vết sẹo suốt 4 thập kỷ của Hàn Quốc ảnh 2

Bức ảnh duy nhất còn lại của ông Jung Ki-young, một trong số hơn 70 người Hàn Quốc bị mất tích trong cuộc nổi dậy Gwangju năm 1980. Ảnh: AFP

Khi bạo lực đã qua, bà Choi điên cuồng tìm kiếm chồng mình, thậm chí còn lật từng nắp quan tài trên đường phố phủ đầy cờ Hàn Quốc dính máu.

"Tôi không thể tiếp tục sau khi mở tới nắp ván thứ ba", bà Choi nói với hãng thông tấn AFP. "Những khuôn mặt dính đầy máu - không có từ nào để mô tả về họ. Những khuôn mặt không thể nhận dạng".

Bà Chun hiện vẫn phải uống thuốc an thần kể từ ngày đó và không ngần ngại nguyền rủa cựu Tổng thống Chun Doo-hwan mỗi khi ông này xuất hiện trên truyền hình.

Đổ thêm dầu vào lửa

Không có con số chính xác về thương vong tại "Sự kiện 18/5" ở Gwangju, nhiều giả thuyết cho rằng chính quyền quân sự đã có những bãi chôn tập thể bí mật cả trên đất liền hoặc dưới biển. Sau khi đàn áp phong trào, quân đội Hàn Quốc tiếp tục đóng quân ở Gwangju thêm 8 năm.

Chính phủ Hàn Quốc khi đó công bố đã có 160 người chết - bao gồm cả một số binh sĩ và cảnh sát - và hơn 70 người mất tích. Tuy nhiên phía gia đình các nạn nhân khẳng định con số thật lớn gấp 3 lần.

Cuộc nổi dậy Gwangju: Vết sẹo suốt 4 thập kỷ của Hàn Quốc ảnh 3

Bộ phim "A taxi driver" năm 2017 với sự tham gia của tài tử Song Kang-ho đã phản ánh chân thực cuộc nổi dậy 18/5 tại Gwangju.

Nhưng công cuộc tìm kiếm công lý đã trải qua nhiều bước ngoặt và "Cuộc nổi dậy 18/5" vẫn là một vết thương khó lành và như đám tàn tro âm ỉ thiêu đốt nền chính trị Hàn Quốc cho tới nay.

Vào thời điểm phong trào Gwangju nổ ra, chính quyền quân sự đã mô tả nó như một cuộc nổi loạn do những người ủng hộ nhà lãnh đạo phe đối lập lúc đó là Kim Dae-jung (Tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc sau này) và được sự hậu thuẫn của chính quyền Triều Tiên.

Kim Dae-jung đã bị bắt giữ sau đó và kết án tử hình. Nhưng nhờ áp lực quốc tế, ông Kim đã được cấp chế độ tị nạn tại Mỹ, trước khi được bầu làm Tổng thống vào năm 1998 sau khi khôi phục nền dân chủ và giành giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2000.

Trong khi đó, Tổng thống Chun Doo-hwan bị kết án vào năm 1996 tội phản quốc do liên quan tới cuộc nổi dậy Gwangju và tội danh hối lộ. Dù bj tuyên án treo cổ, nhưng chính Tổng thống Kim Dae-jung đã tuyên bố ân xá cho ông Chun. Chun Doo-hwan hiện vẫn còn sống và không bao giờ thừa nhận bất kỳ tội danh nào liên quan tới "vụ nổi dậy 18/5".

Cuộc nổi dậy Gwangju: Vết sẹo suốt 4 thập kỷ của Hàn Quốc ảnh 4

Cựu Tổng thống Chun Doo-hwan luôn bị báo chí chất vấn về các quyết định đàn áp phong trào dân chủ tại Gwangju.

Phát biểu trên đài phát thanh MBC khu vực Gwangju hôm Chủ nhật, Tổng thống Moon Jae-in - người khi còn là sinh viên cũng tham gia các phong trào dân chủ, đã hứa sẽ mở lại các cuộc điều tra xem ai chịu trách nhiệm cho việc điều động quân đội đàn áp phong trào dân chủ Gwangju.

"Chúng tôi phải xác định tất cả các nạn nhân của vụ thảm sát và một loạt hoạt động lớn được thực hiện để che giấu và bóp méo sự thật", hãng thông tấn Yonhap dẫn lời ông Moon.

Theo Tổng thống Moon, đây không chỉ là hình phạt pháp lý đối với những người chịu trách nhiệm mà còn là con đường dựa trên sự thật để hướng tới "sự hòa giải và thống nhất thực sự".

Trong khi đó, phe bảo thủ Hàn Quốc hiện vẫn lên án sự kiện này là một cuộc nổi loạn và coi quan điểm của Tổng thống Moon Jae-in là ủng hộ Triều Tiên.

Giáo sư Hannes Mosler của Đại học Duisburg-Essen(Đức) cho biết phe cánh hữu đang tìm cách tận dụng sự kiện Gwangju để làm mất uy tín của phe cánh tả bằng cách liên kết họ với "tội ác tuyệt đối" của Triều Tiên.

Cuộc nổi dậy Gwangju: Vết sẹo suốt 4 thập kỷ của Hàn Quốc ảnh 5

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chia buồn cùng gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong sự kiện 18/5 tại Gwangju. Ảnh: SCMP

"Triều Tiên luôn nằm ở trung tâm của các chiến lược phân cực ở Hàn Quốc", ông Mosler nói. "Một khi câu chuyện giả mạo được xây dựng xung quanh cuộc nổi dậy Gwangju và kết nối nó với Triều Tiên, nó sẽ như đổ thêm dầu vào lửa và đẩy câu chuyện ngày càng đi xa hơn".

Đảng Dân chủ của Tổng thống Moon đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng trước, phần lớn nhờ vào các chính sách chống dịch COVID-19 đạt được thành công bước đầu.

Nhưng trong khi thành phố Daegu là trung tâm của đợt bùng phát, thì đây lại là thành trì cuối cùng của phe cực hữu và đảng của ông Moon đã mất tất cả các ghế ở đó.

Cuộc nổi dậy Gwangju: Vết sẹo suốt 4 thập kỷ của Hàn Quốc ảnh 6

Jung Ho-hwa, có cha là Jung Ki-young, mất tích trong cuộc nổi dậy Gwangju. Ảnh: AFP

Ông Moon dự kiến sẽ tham dự một buổi lễ chính thức cho lễ kỷ niệm 40 năm của phong trào ngày 18/5 tại Gwangju vào thứ Hai.

Tổng thống Hàn Quốc cho biết ông cảm thấy "tức giận" vì sự vắng mặt của những người tiền nhiệm thuộc phe bảo thủ - hai cựu Tổng thống Lee Myung-bak và Park Geun-hye, khỏi sự kiện thường niên này trong thời gian họ cầm quyền.

Tâm nguyện cuối cùng 

Năm ngoái, hài cốt của khoảng 40 người đã được phát hiện tại địa điểm của một nhà tù cũ ở Gwangju, nơi 242 người thân của những người mất tích đã đưa mẫu ADN với hy vọng xác định được danh tính của những nạn nhân.

Cuộc nổi dậy Gwangju: Vết sẹo suốt 4 thập kỷ của Hàn Quốc ảnh 7

Đối với nhiều người cao tuổi Gwangju, sự kiện ngày 18/5 năm 1980 luôn in đậm trong tâm trí họ. Ảnh:Reuters

Trong số đó có bà Cha Cho-gang, 81 tuổi, người có con trai không bao giờ quay trở lại sau khi đi bán tỏi tại một khu chợ trong thành phố ở tuổi 19.

"Chồng tôi đã chết ba năm trước", bà Cha nói. "Mong muốn cuối cùng của ông ấy là chôn cất hài cốt của con trai chúng tôi trước đám tang của mình. Tôi có cùng một tâm nguyện như chồng, nhưng tôi không biết liệu điều đó có thành hiện thực không".

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.