Doanh nghiệp Mỹ ủng hộ phong trào 'Black Lives Matter'

(Ngày Nay) - Trong quá khứ, các công ty Mỹ thường giữ im lặng trước các biểu tình của cộng đồng người da màu, tuy nhiên phong trào "Black Lives Matter" năm nay đã tạo ra sự đoàn kết cho cộng đồng người da màu cùng với các cam kết trị giá 1,7 tỷ USD để xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc.
Doanh nghiệp Mỹ ủng hộ phong trào 'Black Lives Matter'

Sau cái chết của George Floyd và phong trào biểu tình lan rộng khắp nước Mỹ, lãnh đạo của các công ty lớn bao gồm Comcast Corp, Nike và Warner Music Group đã công bố những món tiền lớn để thúc đẩy phong trào chống phân biệt chủng tộc.

Ngân hàng Mỹ đã cam kết 1 tỷ USD trong 4 năm để giải quyết bất bình đẳng về kinh tế và chủng tộc. Ít nhất 10 công ty lớn khác đã số tiền từ 1 triệu đến 100 triệu đô la cho những nỗ lực tương tự.

"Cộng đồng người da đen của chúng tôi đang bị tổn thương và nhiều người trong chúng tôi đang tìm cách ủng hộ những gì chúng tôi tin tưởng", Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google và công ty mẹ Alphabet.

Nếu như trước đây, các công ty Mỹ thường đứng ngoài các phong trào biểu tình thì hiện tại họ không chỉ lên tiếng ủng hộ mà còn đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm chứng minh quan điểm của mình.

Một phần nguyên nhân là bởi ngày nay các cuộc biểu tình lớn hơn và đa dạng chủng tộc hơn. Các công ty cũng phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các nhà đầu tư, người tiêu dùng và người lao động khi nhắc tới các vấn đề nổi cộm, từ biến đổi khí hậu đến chính sách nhập cư và bất bình đẳng chủng tộc.

Theo ông Francis Byrd, một chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp ở New York, cho biết: "Điều này rất tốt cho các công ty bởi phần lớn nhân viên của họ hiện nay là những người trẻ và luôn quan tâm tới các vấn đề xã hội".

"Sự tham gia ngày càng tăng của các công ty cũng có thể phản ánh sự thay đổi trong thái độ của công chúng về vấn đề chủng tộc", R. Paul Herman, giám đốc điều hành của cơ quan xếp hạng HIP Investor cho biết. "Trước đây, các công ty tránh nhắc về các cuộc tranh luận chủng tộc vì sợ làm khách hàng xa lánh".

Một cuộc thăm dò của Đại học Monmouth được công bố vào ngày 2/6 cho thấy tỷ lệ người Mỹ coi phân biệt chủng tộc là một vấn đề lớn đã tăng gấp 3 tới 4 lần so với năm 2015.

Tuy nhiên, không phải công ty nào khi bày tỏ quan điểm cũng nhận được sự ủng hộ của công chúng.

Vào ngày 31/5, khi Amazon bày tỏ mối quan ngại của mình về cách người Mỹ gốc Phi bị đối xử tàn bạo, Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đã chấn vấn Amazon bằng cách hỏi liệu công ty có ngừng bán công nhận diện khuôn mặt cho cảnh sát hay không.

Trong một nghiên cứu năm 2018 về công nghệ Rekognition của Amazon, ACLU nhận thấy kết quả phân tích mặt của người gốc Phi cho tỷ lệ sai rất lớn. Matt Cagle, một luật sư của ACLU ở Bắc California, cho biết lời kêu gọi của Amazon về việc hỗ trợ cho công lý chủng tộc, hoàn toàn là đạo đức giả.

Amazon đã bảo vệ công nghệ nhận diện Rekognition và cho biết tất cả đơn vị sử dụng phải tuân theo luật hạn chế lạm dụng. Một phát ngôn viên của Amazon thông báo công ty cam kết chi ra 10 triệu USD cho các hoạt động đòi công lý chủng tộc. Một phần số tiền này sẽ được chuyển đến Quỹ ACLU.

"Chúng tôi hoan nghênh sự đóng góp", đại diện ACLU cho biết. "Vì đây là một món quà không giới hạn, điều trớ trêu là số tiền này chắc chắn sẽ được sử dụng để giữ cho Amazon chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong việc tiếp tay cho cảnh sát".

Theo Reuters
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.