EU nỗ lực tìm nguồn cung ứng thuốc điều trị bệnh nhân COVID-19

Nỗ lực của Liên minh châu Âu được thực hiện trong bối cảnh có nhiều quan ngại về làn sóng lây nhiễm dịch bệnh thứ hai và nhu cầu thuốc toàn cầu đang tăng mạnh.
Thuốc Remdesivir được giới thiệu tại Hamburg, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thuốc Remdesivir được giới thiệu tại Hamburg, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm các công ty cung ứng 24 loại thuốc đặc trị nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm thuốc điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Nỗ lực này được thực hiện trong bối cảnh có nhiều quan ngại về làn sóng lây nhiễm dịch bệnh thứ hai và nhu cầu thuốc toàn cầu đang tăng mạnh.

Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời một quan chức EU cho biết Ủy ban châu Âu (EC) đã đề nghị các nhà sản xuất thuốc đưa ra bảng giá chào hàng của họ vào ngày 9/7. Đây là động thái mới nhất của EC trong kế hoạch tăng cường mua sắm các trang thiết bị y tế thiết yếu, cũng như thuốc và vắcxin cho các nước thành viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành.

Nguồn tin trên cho biết thêm hiện EU vẫn thiếu thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc giãn cơ, thuốc gây mê... cùng nhiều vật tư y tế khác.

Một tài liệu nội bộ của EU cho thấy trong tháng Tư vừa qua, liên minh này thiếu khoảng 100 loại dược phẩm dùng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại các quốc gia thành viên.

Trong số các dược phẩm không sẵn có hoặc có nguy cơ thiếu tại phần lớn các nước EU phải kể tới thuốc giảm đau paracetamol; các loại thuốc gây mê Fentanyl, Midazolam, Propofol; thuốc giãn cơ Cisatracurium và Rocuronium; kháng sinh Piperacillin, Azithromycin, Amoxicillin... Các loại thuốc này chủ yếu được sử dụng trong phác đồ điều trị đối với những bệnh nhân COVID-19 nặng.

Việc EC đứng ra đại diện bỏ thầu đối với các nhà cung ứng thuốc sẽ giúp tránh được tình trạng cạnh tranh giữa các nước thành viên trong việc mua thuốc và trang thiết bị y tế thiết yếu.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC), đa phần trong số 27 nước EU đã qua đỉnh dịch COVID-19 cách đây một vài tuần. Tuy nhiên, một số quốc gia gần đây lại ghi nhận số ca nhiễm bệnh tăng trở lại và các ổ dịch được khoanh vùng tương đối lớn.

Trong diễn biến cùng ngày, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa cho rằng EU cần quyết liệt hơn trong cuộc chiến ngăn chặn đại dịch COVID-19 cũng như các tác động của đại dịch này đối với nền kinh tế của khối.

Phát biểu trong hội nghị trực tuyến do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chủ trì, Thủ tướng Costa nhấn mạnh "Đoàn kết hoặc cùng chết. Chúng ta cần một EU hùng mạnh."

Cũng trong ngày 8/7, Italy kêu gọi áp đặt các biện pháp phòng ngừa mới đối với du khách ngoài EU tới thăm các quốc gia thuộc khối này. Đây là bước đi mới nhất trong nỗ lực nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Trong bức thư gửi tới Ủy viên Y tế của EU Stella Kyriakides và Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza nhấn mạnh ông sẽ cân nhắc phù hợp để lập các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt mới đối với các du khách tới từ những khu vực không thuộc khối Schengen và ngoài EU.

Italy mới đây đã quyết định dừng tất cả các chuyến bay từ Bangladesh tới nước này trong vòng một tuần do "số lượng đáng kể" các hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trên một chuyến bay tới thủ đô Rome hôm 6/7 vừa qua.

Theo Vietnamplus
TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.