‘Hãy để Trung Quốc tự đưa mình vào ngõ cụt’

(Ngày Nay) - Theo New York Times nhận định, nếu muốn giành phần thắng, Mỹ nên để Trung Quốc tự “mắc cạn” với chủ nghĩa dân tộc cực đoan của mình.
Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 1/10/2019. (Ảnh: New York Times)
Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 1/10/2019. (Ảnh: New York Times)

Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có nhiều bất đồng về chính sách đối ngoại. Nhưng họ không hề xung đột quan điểm về việc Mỹ có nguy cơ thua Trung Quốc trong cuộc chiến về thương mại, công nghệ và ảnh hưởng toàn cầu.

Theo quan điểm của Đảng Cộng hoà, Trung Quốc là một “mối đe doạ hiện hữu”. Còn Đảng Dân chủ cho rằng Trung Quốc là một thách thức lớn, nhưng vẫn “có thể kiểm soát được”. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố “sẽ không bao giờ nương tay với Trung Quốc và các quốc gia khác, để bảo vệ người dân Mỹ.”

Mặc dù tuyên bố này thuộc mô-típ “hùng biện chiến dịch” của một ứng viên Tổng thống, Mỹ cần cẩn thận trong việc áp dụng các chính sách đối phó với Trung Quốc - xét trên khía cạnh chủ nghĩa dân tộc.

Về lâu dài, chủ nghĩa dân tộc cực đoan có khả năng làm suy yếu nỗ lực thống trị thế giới của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chủ nghĩa này sẽ tập hợp sự đoàn kết của một số lượng lớn người Trung Quốc trong thời gian ngắn. Washington phải nhận thức rõ điều này, để tránh ép buộc Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn tại thời điểm này.

Sự bất mãn ngày càng gia tăng

COVID-19 là một cơ hội để Bắc Kinh tăng cường uy tín của mình với thế giới. Họ khoe khoang về khả năng kiểm soát đại dịch của mình và tăng cường xuất khẩu các thiết bị bảo vệ cá nhân. Đồng thời, họ không ngừng chỉ trích các nước phương Tây vì không kiểm soát được sự lây lan của SARS-CoV-2.

Trong một cuộc khảo sát từ tháng 4 với gần 20.000 người trên khắp Trung Quốc, 81 % cho biết họ hài lòng với việc “phổ biến thông tin” của chính phủ trong đại dịch. Khoảng 89 % cho biết họ hài lòng với việc cung cấp “nhu yếu phẩm và thiết bị bảo vệ”.

Nhưng trên thực tế, cộng đồng quốc tế đang có thái độ tiêu cực với Trung Quốc. 

Một số nước không tin vào những câu chuyện được chính phủ Trung Quốc dựng lên. Ngày 28/4,Thủ tướng Úc Scott Morrison đã kêu gọi tiến hành điều tra nguồn gốc của COVID-19. Bắc Kinh sau đó đã trả đũa bằng cách áp thuế lên thịt bò và lúa mạch nhập khẩu từ Úc.

‘Hãy để Trung Quốc tự đưa mình vào ngõ cụt’ ảnh 1

Thủ tướng Úc Scott Morrison. (Ảnh: AFP)


Theo Ủy ban Điều hành Quốc hội Mỹ về Trung Quốc và Liên Hợp Quốc, có tới 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác được cho là bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc các quan chức Trung Quốc đã bắt người Hồi giáo tra tấn, lạm dụng và cố gắng xóa bỏ văn hóa và tôn giáo của họ.

Nhiều hành động hiếu chiến gần đây của Trung Quốc cũng bị phản đối mạnh mẽ. Đó là việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, gây sức ép với Đài Loan và Hồng Kông, xung đột tại biên giới Ấn - Trung với Ấn Độ và đẩy mạnh các yêu sách tại khu vực Biển Đông.

Ngay cả Bắc Kinh cũng phải lo ngại về sự bất mãn của thế giới với chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo Reuters, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã cảnh báo ông Tập rằng sự thù địch nhắm vào Trung Quốc hiện đã đạt tới đỉnh điểm.

‘Hãy để Trung Quốc tự đưa mình vào ngõ cụt’ ảnh 2

Nhà ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì phát biểu tại một hội nghị ở Munich, Đức, hồi tháng 2/2019. (Ảnh: Reuters.)

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Dương Khiết Trì đang cố gắng xoa dịu sự căng thẳng giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc còn phát đi những tín hiệu rằng họ quan tâm tới việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ.

“Hãy để cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan đẩy Trung Quốc vào ngõ cụt”

Những hành động ngang ngược của Trung Quốc chính là cơ hội để Mỹ nắm thế chủ động và điều chỉnh mối quan hệ theo ý của mình - miễn là Washington có đối sách phù hợp với chủ nghĩa dân tộc của Bắc Kinh.

Điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ cần hạn chế những biện pháp ăn miếng trả miếng vào thời điểm này. Washington cần phải nhẹ nhàng và linh hoạt hơn để đối phó với Trung Quốc. Ví dụ, Washington nên thận trọng hơn về thời điểm và cách thức thực hiện các cuộc tuần tra quân sự cấp cao ở Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan, so với những gì ông Trump đã làm.

Bên cạnh đó, Mỹ nên thắt chặt quan hệ với các cường quốc trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và những nước khác đang ngày càng lo ngại về sự ngang ngược của Trung Quốc. Tuy vậy, những quốc gia này chưa muốn đối đầu trực diện với Trung Quốc như cách mà Mỹ đang làm. Họ cũng không muốn trở thành công cụ trong cuộc chiến Mỹ - Trung. Nhưng họ có thể phối hợp tốt hơn với Mỹ, nếu Washington chuyển sang một chính sách khác ít đơn phương hơn “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump.

‘Hãy để Trung Quốc tự đưa mình vào ngõ cụt’ ảnh 3

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc họp 3 bên, bên lề Thượng đỉnh G20 tại thành phố Osaka (Nhật Bản), ngày 28-6-2019. (Ảnh: AP)

Bên cạnh đó, Mỹ không nên tìm cách thay đổi chế độ tại Trung Quốc, bởi điều đó sẽ tạo cơ hội cho người dân Trung Hoa đoàn kết lại dưới trướng Chủ tịch Tập Cận Bình. Điều Washington mong đợi ở người dân Trung Quốc là họ sẽ yêu cầu chính phủ ưu tiên giải quyết những vấn đề nghiêm trọng của đất nước trước, ví dụ như suy thoái kinh tế và ô nhiễm môi trường.

Đối với sự đàn áp của Trung Quốc tại Hồng Kông, các đòn trả đũa của Mỹ có thể gây tổn hại cho người dân tại đây nhiều hơn. Người dân Hồng Kông sẽ ngày càng mất quyền tự chủ và không được đảm bảo về tài chính.

Sẽ hữu hiệu hơn nhiều, nếu Washington thông qua các chính sách hỗ trợ người tị nạn và các cộng đồng thiểu số tại Hồng Kông được tái định cư tại Mỹ.

‘Hãy để Trung Quốc tự đưa mình vào ngõ cụt’ ảnh 4

Những người tị nạn biểu tình tại Hồng Kông vào 6/2/2015. (Ảnh: AFP) 

Cuối cùng, Mỹ nên giảm bớt sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc tại quê nhà.

Việc áp đặt một loạt biện pháp hạn chế lên các học giả, sinh viên và du khách Trung Quốc giống như một cuộc tấn công vào cộng đồng người Trung tại Mỹ. Trong khi đó, nhiều sinh viên Trung Quốc có những đóng góp to lớn vào khả năng cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến.

Không chỉ vậy, chính quyền Trump đang cân nhắc việc cấm các thành viên thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cùng gia đình của họ tới Mỹ du lịch. Nhưng ĐCSTQ có hơn 92 triệu đảng viên, tương đương với 28% dân số Mỹ - và phần lớn trong số họ gia nhập Đảng với mục đích nâng cao triển vọng nghề nghiệp.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang ngày càng phát triển tại Trung Quốc. Mỹ cần phải hồi sinh các mối quan hệ bền chặt mà chính phủ đã dày công gây dựng trong quá khứ, song song với việc khẳng định lại các giá trị của thể chế dân chủ tại Mỹ hiện nay.

Khi Mỹ đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc, Trung Quốc sẽ làm điều tương tự. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại. Vậy nên, hãy để chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc tự đưa họ vào ngõ cụt.

Theo The New York Times
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.