Người Mỹ gốc Á khốn khổ vì bị kỳ thị trong mùa dịch

(Ngày Nay) - Không chỉ bị mắc kẹt giữa những cuộc tranh cãi về tên gọi của virus gây ra đại dịch Covid-19, nhiều người Mỹ gốc Á hiện đang phải đối mặt với tình cảnh bị phân biệt, kỳ thị và lo sợ trước chính những người sống quanh mình.
Người Mỹ gốc Á khốn khổ vì bị kỳ thị trong mùa dịch ảnh 1

Mục tiêu trên đường phố

Khi Zhu Yuanyuan - 26 tuổi, đang đi bộ đến phòng tập thể dục ở thành phố San Francisco vào ngày 9/3, từ phía bên kia đường cô bất chợt thấy một gã đàn ông hét về phía mình với những từ ngữ tục tĩu về gốc gác của cô.

Zhu muốn giữ khoảng cách với kẻ đó nhưng khi cô sang đường, tên này thậm chí còn tiến lại gần và nhổ nước bọt vào người cô.

Dù rất sốc và sợ hãi, nhưng Zhu vẫn vô thức đi tới phòng tập, rồi cô tìm một góc nơi không ai có thể nhìn thấy và lặng lẽ khóc.

"Gã đàn ông đó trông giống như một người trung niên bình thường, hắn ta không hề tỏ ra tức giận hay gì cả", Zhu hồi tưởng.

Người Mỹ gốc Á khốn khổ vì bị kỳ thị trong mùa dịch ảnh 2

Zhu Yuanyuan đã chuyển tới định cư tại Mỹ được 5 năm và mới có một trải nghiệm đáng quên trong mùa dịch. Ảnh: NY Times

Hơn 5 triệu người gốc Hoa đang phải trải qua thảm họa kép về sức khỏe và tinh thần khi dịch Covid-19 xuất hiện trên lãnh thổ nước Mỹ. Họ không chỉ vật lộn như bao người khác về phòng, tránh bệnh, mà còn phải đối mặt với vô vàn hành vi phân biệt chủng tộc.

Những người Mỹ gốc Á khác - các gia đình từ Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines,...cũng đang phải đối mặt với các mối đe dọa tương tự. Họ chia sẻ nỗi sợ khi phải đi mua sắm, hay đi trên tàu điện ngầm hoặc xe buýt một mình, nhiều gia đình không muốn cho con cái ra đường chơi.

Khi vụ khủng bố 11/9 nổ ra, nhiều người Mỹ gốc Ả Rập và Nam Á cũng từng hứng chịu vô vàn những lời chỉ trích và hành vi kỳ thị.

Nhưng không giống như năm 2001, khi Tổng thống George W. Bush kêu gọi sự khoan dung của người Hồi giáo Mỹ, lần này Tổng thống Donald Trump lại sử dụng ngôn từ mà người Mỹ gốc Á cho là sẽ kích động các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc.

Chính quyền Trump có ý định gọi virus SARS-CoV-2 là "virus Trung Quốc", từ chối tuân theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về việc tránh sử dụng vị trí địa lý khi đặt tên bệnh, vì cách đặt tên này cho các căn bệnh trước đó đã gây ra phản ứng dữ dội.

Tổng thống Trump cho biết ông sẽ dùng cụm từ "virus Trung Quốc" nhằm đáp trả việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố dịch Covid-19 là do quân đội Mỹ gây ra. Ông bác bỏ những lo ngại rằng ngôn từ của mình sẽ dẫn đến bất kỳ tác hại nào.

Vào tối thứ Hai, ông Trump tiếp tục đăng trên Twitter: "Chúng tôi hoàn toàn bảo vệ cộng đồng người Mỹ gốc Á. Họ không nên bị đổ lỗi cho đại dịch".

"Nếu người lớn tiếp tục sử dụng thuật ngữ này, trẻ con sẽ tiếp thu chúng", theo Tony Du, một nhà dịch tễ học tại bang Maryland. "Tôi có một cậu con trai 8 tuổi, tôi không muốn con tôi bị gọi là đồ virus Trung Quốc".

Người Mỹ gốc Á khốn khổ vì bị kỳ thị trong mùa dịch ảnh 3

Tony Du không muốn con trai mình bị bạn bè trêu chọc bởi cụm từ "virus Trung Quốc". Ảnh: NY Times

Phần nổi của tảng băng chìm

Mặc dù chưa có con số chính xác nào, nhưng các nhóm vận động và các nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Á nói rằng đã có sự gia tăng đáng kể các hành vi kỳ thị được ghi nhận trên các tờ báo và bản tin.

Đại học bang San Francisco cho biết kể từ ngày 9/2-7/3, đã có thêm 50% số lượng các bài báo, tin tức liên quan tới virus corona và các hành vi phân biệt đối xử người gốc Á trên khắp nước Mỹ.

Nhà nghiên cứu, giáo sư Russell Jeung, cho biết số liệu trên "chỉ là một phần của tảng băng chìm" vì chỉ những trường hợp phân biệt nghiêm trọng mới có thể được báo chí đưa tin.

Giáo sư Jeung đã giúp thiết lập một trang web bằng 6 ngôn ngữ châu Á để thu thập các bài viết do người dân tự phản ánh và đã có khoảng 150 trường hợp được chia sẻ trên trang web kể từ thứ Năm tuần trước.

Benny Luo, người sáng lập và giám đốc điều hành của NextShark, một trang web tập trung vào tin tức người Mỹ gốc Á, cho biết trang web này thường nhận được một vài báo cáo mỗi ngày, còn hiện tại là hàng chục phản ánh.

Người Mỹ gốc Á khốn khổ vì bị kỳ thị trong mùa dịch ảnh 4

Đã có những làn sóng kêu gọi chấm dứt các hành vi phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Hoa tại nước Mỹ. Ảnh: NBC News

"Chúng tôi chưa bao giờ nhận được nhiều tin tức về phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á tới vậy" Lou nói. "Thật là điên rồ. Tôi đang phải cho nhân viên làm việc tăng ca và thuê thêm người để xử lý các bài đăng của bạn đọc".

Bác sĩ Edward Chew, trưởng khoa cấp cứu tại một bệnh viện lớn ở New York, người đang ở tuyến đầu chiến đấu với Covid-19, kể lại rằng ông nhận thấy nhiều người khi đi qua ông đều có hành động lấy tay che mũi và miệng.

Vào lúc rảnh rỗi, bác sĩ Chew thường tự đi mua đồ bảo hộ, như kính và tấm che mặt, cho nhân viên của mình trong trường hợp bệnh viện hết đồ. Vào tối thứ Tư tuần trước, sau khi thấy giỏ hàng đầy đồ bảo hộ, 3 thiếu niên đã quấy rối và đi theo ông Chew tới bãi đậu xe.

"Tôi có nghe về nhiều vụ việc người gốc Á bị kỳ thị trong thời gian này, nhưng khi chính bản thân mình trải qua điều đó, tôi mới thực sự hiểu cảm giác đó là như thế nào", ông Chew kể lại.

Không chỉ dừng lại ở những lời nói mạt sát, nhiều người gốc Á trên khắp nước Mỹ đang bị tấn công thể xác.

Tại Thung lũng San Fernando ở California, một thiếu niên gốc Á 16 tuổi đã bị bạn bè ở trường hành hung chỉ vì nghi ngờ cậu có thể là nguồn lây bệnh.

Ở một ga tàu điện ngầm New York, một phụ nữ bị đánh chỉ vì cô đeo khẩu trang. Hay một người đàn ông kể lại việc mình bị đánh trước mặt cậu con trai 10 tuổi cũng chỉ vì đeo khẩu trang nơi công cộng.

Thậm chí một số người gốc Á đã thành lập một nhóm chung trên Facebook để cùng nhau đi tàu điện ngầm vì không dám tự đi một mình.

Các chủ cửa hàng súng ở thủ đô Washington cho biết ngày càng có nhiều người Mỹ gốc Á tới đây mua đồ để phòng vệ.

"Hầu hết những người mua súng trong hai tuần đầu tiên của tháng 3 là người Mỹ gốc Á", ông Andy Raymond - chủ một cửa hàng súng ở Rockville (bang Maryland), cho biết.

Hơn 1/5 cư dân Rockville là người gốc Á, nhưng điều ông Raymond thực sự choáng ngợp đó là lượng khách gốc Hoa đổ xô tới cửa hàng của chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

"Rất ít khách hàng muốn nói về lý do họ tới đây, khi tôi hỏi một phụ nữ tại sao lại mua súng, cô ấy chỉ trả lời cộc lốc: 'Để bảo vệ con gái tôi'''.

Đối với người châu Á sinh ra ở Mỹ, những ngày này thực sự là khoảng thời gian khó khăn khi ngày càng nhiều người nhìn chằm chằm mình với thái độ tiêu cực.

"Một số người coi đó là một cái nhìn khinh bỉ", Chil Kong - một người gốc Hàn, chia sẻ. "Cái nhìn đó kiểu như: 'Sao các người dám hiện diện trước mặt tôi, các người chính là nguồn cơn của dịch bệnh'. Điều này đặc biệt khó khăn khi bạn lớn lên ở đây và hy vọng thế giới này sẽ là của bạn giống với mọi người xung quanh. Nhưng chúng tôi không sống trong thế giới đó nữa. Thế giới đó không tồn tại".

Người Mỹ gốc Á khốn khổ vì bị kỳ thị trong mùa dịch ảnh 5

Với một người sinh ra tại Mỹ như Chil Kong, đây là khoảng thời gian hết sức khó khăn khi sự hiện diện của ông bị phủ nhận. Ảnh: NY Times

Một cuộc tranh luận giữa những người Mỹ gốc Á đã được đưa ra về việc có nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng hay không. Zhu Yuanyuan cho biết cô đã phải đấu tranh với bố mẹ mình ở Trung Quốc về việc không gửi khẩu trang sang cho mình.

"Tôi kể với bố mẹ mình về nhiều trường hợp bị tấn công khi đeo khẩu trang ở Mỹ. Nhiều bạn bè của tôi cũng cho rằng việc đeo khẩu trang còn nguy hiểm hơn virus", Zhu nói.

Theo NY Times
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.