Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc

(Ngày Nay) - "Gã khổng lồ công nghiệp" của thế giới đã tiếp tục cho ra lò các sản phẩm như thép và điện thoại di động. Nhưng tình trạng thất nghiệp và cắt giảm lương đã khiến người dân không còn dám móc hầu bao chi tiêu, vấn nạn này không chỉ là cơn đau đầu của riêng Trung Quốc mà sẽ là viễn cảnh không xa cho cả Mỹ và châu Âu.
Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc

Một sinh viên đại học thất nghiệp không dám thỏa mãn thú vui sưu tập giày thể thao. Một nhân viên cửa hàng quần áo cũng phải từ bỏ thói quen tập thể dục tại phòng gym. Một người làm nghề tổ chức sự kiện hiện đang là tài xế giao hàng bán thời gian và không kham nổi một bữa ăn ngoài.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu, đang gặp vấn đề ở người tiêu dùng. Chỉ cho đến khi vấn nạn này được giải quyết, thì nền kinh tế Trung Quốc và cả thế giới mới có thể khởi sắc trở lại sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

Khi dịch COVID-19 dần thuyên giảm tại Trung Quốc, chính phủ và các doanh nghiệp đã lập tức những bước tiến lớn trong việc khởi động lại nền kinh tế. Các nhà máy đã trở lại guồng quay sản xuất sau khi phải đóng cửa vào tháng 1, thậm chí tình trạng ô nhiễm không khí cũng bắt đầu tái diễn.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 1

Cải thiện thu nhập của người tiêu dùng có thể là nhiệm vụ khó khăn hơn đối với các nhà hoạch định chính sách. Không ít người đã rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc chậm trả lương do dịch bệnh. Lệnh phong tỏa buộc họ phải ở trong nhà và dùng tới các khoản tiết kiệm để sống qua ngày, lâu dần tạo ra tâm lý dè xẻn khi chi tiêu.

Đối với một thế hệ thanh niên Trung Quốc nổi tiếng với những cuộc mua sắm kiểu Mỹ, việc tiết kiệm hóa ra lại có sức hút bất ngờ.

Chloe Cao, một dịch giả tiếng Pháp sống tại Bắc Kinh, cho biết từng chi hơn 200 USD một tháng khi đi ăn ngoài quán, 70 USD một tháng cho các cửa hàng cà phê và 170 USD cho một tuýp kem dưỡng da nhập khẩu. Khi lâm vào cảnh thất nghiệp, cô phải tự nấu ăn, tự pha cà phê và mua kem dưỡng Trung Quốc trị giá 28 USD.

"Sức chi tiêu của tôi lúc trước với hiện nay như một trời một vực. Sau này khi tìm được công việc, tôi sẽ cố gắng tiết kiệm và không quay trở lại thói quen tiêu xài như cũ", Cao chia sẻ.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 2

Một nhà máy của Dongfeng Honda tại Vũ Hán, Trung Quốc. Các nhà máy Trung Quốc đang hoạt động trở lại, nhưng người tiêu dùng vẫn chưa dám chi tiêu nhiều. Ảnh: NY Times

Giải quyết bài toán sức mua sẽ là vấn đề mà Mỹ cũng như các quốc gia châu Âu phải giải quyết, một khi lên kế hoạch dỡ bỏ các lệnh phong tỏa. Ngay cả khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại, thách thức thực sự có thể nằm ở việc cho phép hoặc thuyết phục người tiêu dùng tiêu tiền trở lại.

Theo một số phép đo, nền kinh tế Trung Quốc đang trở lại đúng hướng. Đến cuối tháng 2, hầu hết các nhà máy và mỏ khai khoáng đã mở cửa trở lại. Sản lượng công nghiệp tăng trở lại mức gần kỷ lục.

Còn một số phân tích khác cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn hết sức khập khiễng. Doanh số bán lẻ, vốn duy trì mạnh mẽ trong các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, đã giảm gần1/6 trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các khu công nghiệp Trung Quốc phát ra ít ánh đèn hơn so với một năm trước, điều này cho thấy các công trình xây dựng và các nhà máy không còn được vận hành liên tục 24/24.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 3

Các khu trung tâm thương mại một thời sầm uất của Bắc Kinh nay chỉ lác đác ít khách hàng lui tới. Ảnh: NY Times 

Ngay cả việc mở cửa các nhà máy cũng không hoàn toàn bền vững. Khách hàng ở Mỹ và Châu Âu cũng không còn thói quen mua hàng Trung Quốc như trước đây. Các cửa hàng bách hóa ở Mỹ cũng đã hủy bỏ nhiều đơn hàng từ phía Trung Quốc.

Theo số liệu mới nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị Trung Quốc đạt 5,9% trong tháng 3. Tuy nhiên, ông Larry Hu - chuyên gia tại ngân hàng Macquarie Securities, ước tính tỷ lệ thất nghiệp thành thị của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong năm nay.

Tỷ lệ thực sự có thể lên tới 20% nếu bao gồm lao động nhập cư từ khu vực nông thôn, theo một ước tính từ Zhongtai Securities, một công ty môi giới Trung Quốc.

Tổng doanh số của đồ nội thất, quần áo, đồ gia dụng và đồ trang sức đã giảm 1/4 cho tới 1/3 vào tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Trên đường phố và trong các trung tâm thương mại, hầu hết các cửa hàng chỉ có nhân viên và vắng bóng khách hàng.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 4

Phần lớn các cửa tiệm chỉ có nhân viên mà vắng bóng khách hàng. Ảnh: NY Times

Liang Tonghui, một người bán trái cây tại Bắc Kinh, cho biết các lao động nhập cư như anh hiện đang chật vật để kiếm sống trên đường phố.

"Tới cuối ngày, tôi phải giảm gần một nửa giá nhưng cũng chẳng có ai mua. Nhiều người vẫn chưa chịu ra khỏi nhà khiến doanh thu của tôi sa sút thảm hại", người đàn ông tới từ tỉnh Hà Nam chia sẻ.

Một số nhà kinh tế đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc làm nhiều hơn để giúp đỡ người tiêu dùng. Trong khi Mỹ và các quốc gia khác đã tung ra các chương trình chi tiêu lớn bao gồm thanh toán trực tiếp cho các hộ gia đình, thì phía Bắc Kinh chưa có động thái cụ thể nào, một phần vì lo ngại về các khoản nợ nần.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 5

Đại dịch đã khiến ngành dịch vụ bán lẻ tại Trung Quốc rơi vào cảnh điêu đứng bởi người tiêu dùng không dám ra khỏi nhà và chi tiêu vừa đủ. Ảnh: NY Times

Không có người mua sắm, ngành bán lẻ - một trong những nhân tố quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc - sẽ tiếp tục gánh chịu thiệt hại.

Peng Fei từng làm việc bán thời gian tại một cửa hàng thời trang trước khi đại dịch bùng phát khiến anh thất nghiệp. Chàng trai này hiện đã phải cắt giảm phần lớn các khoản chi tiêu không cần thiết như tập gym hay đi chơi với bạn bè. "Trước đây, tôi chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết", Peng nói.

Cú sốc dịch bệnh và lệnh phong tỏa đã khiến nhiều người phải xem lại các ưu tiên chi tiêu của họ.

Chen Ke làm việc cho một công ty tổ chức sự kiện thể thao tại Thượng Hải, dịch bệnh khiến tình hình tài chính của anh trở nên kiệt quệ. Chen sau đó phải làm người giao đồ ăn suốt vài tháng qua và chỉ dám ăn mỳ tôm ở nhà.

"Thu nhập của tôi thường xuyên rủng rỉnh trong ngày, nhưng tất cả chỉ là những con số", Chen nói. "Mỗi chuyến giao đồ ăn hiện tại thường rất thấp so với tiền lương trước đây của tôi. Tôi đã nhận ra việc kiếm tiền trong giai đoạn này cực khổ tới cỡ nào".

Rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc đó là người tiêu dùng tỏ ra rất thận trọng khi chi tiêu. Chính phủ nước này đã dành nhiều năm để mở rộng mạng lưới an sinh xã hội của mình để khuyến khích người dân tiêu tiền thay vì tiết kiệm đề phòng trường hợp khẩn cấp.

Nhờ vốn tiếng Pháp, Chloe Cao không bao giờ lo lắng về việc tiền nong bởi các công việc luôn có sẵn. Tài sản giá trị nhất của cô gái 29 tuổi này đó là một tủ đầy ắp túi xách.

Một ngày trong thời gian cách ly, Cao lôi hết đống túi xách ra ngoài và trải lên giường rồi tự vấn. "Tôi đã bỏ quá nhiều tiền vào những thứ này. Làm thế nào chúng giúp tôi vượt qua giai đoạn này đây?".

Hiện vẫn chưa rõ liệu xu hướng tiết kiệm của người tiêu dùng Trung Quốc có kéo dài cho tới khi vaccine được phổ biến và cuộc sống bình thường trở lại hay không. Nhưng hiện tại, không ít người đã thay đổi cách suy nghĩ về chi tiêu.

"Nếu tôi bị bệnh nặng hay bị mất việc trong tương lai thì sao?", Cao đặt câu hỏi. "Tôi nghĩ rằng từ bây giờ mình sẽ phải có một khoản tiền tiết kiệm trong tài khoản để đề phòng những trường hợp hy hữu như hiện tại".

Theo NY Times
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.