Nhật Bản đổi tên đảo tranh chấp với Trung Quốc

(Ngày Nay) - Ngày 22/6, hội đồng thành phố Ishigaki đã đổi tên khu vực hành chính bao gồm một loạt các hòn đảo mà Nhật Bản đang tranh chấp với Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Nhật Bản đổi tên đảo tranh chấp với Trung Quốc

Hội đồng đã quyết định đổi tên khu vực phía nam Nhật Bản bao gồm quần đảo Senkaku từ "Tonoshiro" thành "Tonoshiro Senkaku". Quyết định đổi tên sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2020, khi khu vực này được chuyển giao quản lý cho thành phố Ishigaki.

Chính quyền tỉnh Okinawa đã lên tiếng giải thích rằng việc đổi tên khu vực bao gồm hòn đảo Senkaku là nhằm giải quyết sự nhầm lẫn đối với một khu vực khác trong thành phố Ishigaki, vốn cũng được đặt tên là "Tonoshiro".

Trong khi đó, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) có thể sẽ coi việc đổi tên trên là một biện pháp để Nhật Bản khẳng định chủ quyền của mình tại khu vực này.

Đài Loan đã lên tiếng sau khi vụ việc được công bố vào đầu tháng 6, gọi động thái của Nhật Bản sẽ "không thuận lợi để gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực".

Thị trưởng thành phố Ishigaki Yoshitaka Nakayama đã đề xuất thay đổi từ sau khi nhiều tàu cá Nhật Bản bị tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi gần khu vực đảo Senkaky vào đầu tháng 5 vừa qua.

Ông Nakayama đã phủ nhận các cáo buộc rằng việc đổi tên là nhằm tăng cường chủ quyền của Nhật Bản trong khu vực này. Thị trưởng thành phố Ishigaki đã chỉ ra rằng đây "đơn thuần chỉ là để tinh giản hệ thống hành chính".

Căng thẳng đã trở nên căng thẳng từ hồi tháng 9 năm 2012, khi cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều khẳng định chủ quyền tại quần đảo phía nam này. Trước đó, Nhật Bản đã đặt tên quần đảo là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi đây là quần đảo Điếu Ngư

Theo Kyodo News
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.