Quan hệ Mỹ - Trung sẽ ra sao nếu ông Joe Biden đắc cử?

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Bắc Kinh nên ngừng ngay ảo tưởng rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tự động trở nên tốt đẹp hơn nếu ông Joe Biden thành Tổng thống và nên chuẩn bị sẵn tinh thần trong trường hợp  Washington có quan điểm cứng rắn hơn nữa, theo giới chuyên gia phân tích Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ - Trung sẽ ra sao nếu ông Joe Biden đắc cử?

Ông Zheng Yongnian, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đương đại và Toàn cầu Trung Quốc, trụ sở tại Thâm Quyến, nói rằng Trung Quốc không nên bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để sửa chữa mối quan hệ với nước Mỹ, nhưng cũng không nên kỳ vọng rằng mối quan hệ với Mỹ sẽ trở về trạng thái như giai đoạn trước khi ông Donald Trump làm Tổng thống.

“Những ngày xưa cũ tốt đẹp đã qua đi… những người có tư tưởng diều hâu, chiến tranh lạnh ở Mỹ đã chuyển biến trong vài năm qua, và họ sẽ không biến mất chỉ sau một đêm” - ông Zheng nói trong một cuộc phỏng vấn bên lề một hội nghị ở Quảng Châu.

Ông Zheng, cho hay giờ đã có sự đồng thuận ở nước Mỹ về vấn đề kìm hãm Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã xuống mức thấp nhất kể từ khi Bắc Kinh và Washington thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức cách đây hơn 40 năm. Hai quốc gia xung đột về hàng loạt vấn đề bao gồm thương mại, nhân quyền và cả cách đối phó đại dịch COVID-19.

Căng thẳng giữa hai bên đang dần tăng và nghiên cứu mới nhất do hãng Pew thực hiện cho thấy hơn 70% người dân Mỹ có ấn tượng xấu về Trung Quốc.

Ông Zheng cho rẳng Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể tận dụng sự giận dữ của người dân Mỹ đối với Trung Quốc nếu ông vào Nhà Trắng. “Xã hội Mỹ đang chia rẽ. Tôi không nghĩ ông Biden có thể làm bất cứ điều gì để hàn gắn nó”, ông Zheng nói.

Quan hệ Mỹ - Trung sẽ ra sao nếu ông Joe Biden đắc cử? ảnh 1

Quan hệ Mỹ-Trung có khả năng căng thẳng hơn dưới thời chính quyền Joe Biden (Nguồn: AFP).

“Ông ấy chắc chắn là một vị Tổng thống yếu đuối, nếu ông ấy không thể giải quyết các vấn đề trong nước, vậy thì ông ấy sẽ phải làm gì trong mặt trận ngoại giao, làm gì đó chống lại Trung Quốc” - ông Zheng nói thêm - “Nếu chúng ta cho rằng ông Trump không hứng thú gì với việc thúc đẩy nền dân chủ và tự do, thì ông Biden lại có. Trump không hứng thú với một cuộc chiến… nhưng một vị Tổng thống của đảng Dân chủ có thể khởi động các cuộc chiến”.

Ông Zheng còn cảnh báo rằng xung đột về giá trị có thể gia tăng dưới thời chính quyền Biden. “Sự khác biệt ở đây là, ông Trump là một doanh nhân và ứng xử theo rất khó đoán, trong khi ông Biden lại có cách ứng xử thường là dễ đoán” - ông Zheng nói - “Bởi vậy ông Trump cứng rắn với Trung Quốc một cách phi lý trí, còn ông Biden cứng rắn một cách có lý trí”.

Theo vị chuyên gia, mô hình phát triển kinh tế “tự do kiểu mới” của Mỹ đã khiến nhiều cộng đồng bị chia rẽ và làm tăng khoảng cách giàu nghèo ở phương Tây. Ông chỉ ra tầng lớp trung lưu đang thu hẹp dần ở Mỹ, nói rằng tầng lớp này đã giảm từ mức 70% dân số Mỹ (những năm 1980) xuống chỉ còn hơn 50% ở thời điểm hiện tại.

Một xã hội Mỹ phân cực cũng dẫn tới quan điểm thù địch đối với thế giới bên ngoài, mà trong đó Trung Quốc trở thành “nạn nhân”, theo ông Zheng.

Bởi vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc không nên kỳ vọng vào sự trở lại của giai đoạn hoàng kim của toàn cầu hóa. Nhiều người dân Trung Quốc đã hưởng lợi từ tiến trình này trong các thập kỷ trước, nhờ nhập khẩu các bộ phận từ Mỹ và bán ra các sản phẩm đầu cuối trên thị trường toàn cầu. Nhưng môi trường đó sẽ thay đổi do sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Zheng chỉ ra ví dụ là tập đoàn Huawei Technologies của Trung Quốc, vốn phải dựa vào nguồn cung chip từ Mỹ nhưng giờ đã hứng đòn trừng phạt của Washington.

Trung Quốc phản ứng bằng cách tập trung vào sản xuất các mặt hàng công nghệ cao ở trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Nước này cũng gấp rút tham gia vào các hiệp định thương mại khu vực nhằm đảm bảo vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ tích cực xem xét việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau khi nước này ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP).

Ông Zheng còn cho rằng cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn trở nên tồi tệ hơn dưới thời Biden.

“Chúng ta cần phải sở hữu công nghệ riêng, chúng ta phải cải cách hệ thống của chúng ta” - ông nói - “Việc bảo về quyền tài sản trí tuệ là rất quan trọng, không chỉ nhằm đối phó với sức ép từ phương Tây”.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.