Số ca nhiễm mới ở Nga chưa có dấu hiệu giảm, Ấn Độ thêm hơn 9.800 ca

Nga thông báo ghi nhận thêm hơn 8.700 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này lên xấp xỉ 450.000 ca.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Moskva, Nga.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Moskva, Nga.

Theo trang worldometers.info, tính đến 19h ngày 5/6, toàn thế giới có 6.727.527 ca nhiễm COVID-19, 393.648 ca tử vong và 3.270.033 ca phục hồi.

Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới với 1.924.555 ca nhiễm; 110.210 ca tử vong và 712.436 ca phục hồi. Tiếp theo là Brazil, Nga, Tây Ban Nha và Anh.

Số ca nhiễm mới ở Nga chưa có dấu hiệu giảm

Ngày 5/6, Nga thông báo ghi nhận thêm hơn 8.700 ca nhiễmvirus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này lên xấp xỉ 450.000 ca.

Cụ thể, với 8.726 ca nhiễm mới và 144 ca tử vong được báo cáo trong 24 giờ qua, hiện Nga ghi nhận tổng cộng 449.834 ca mắc bệnh và 5.528 ca tử vong. 

Tuy số ca mắc mới vẫn tăng hơn 8.000 ca nhưng số người được chữa khỏi trong 24 giờ qua cũng lên tới 8.057 người, nâng tổng cộng số ca khỏi bệnh tại Nga lên 212.680 ca. 

Thủ đô Maskva địa phương chịu tác động mạnh nhất trên cả nước, ghi nhận tổng cộng 191.069 ca mắc bệnh, trong đó có 1.855 ca mới trong 24 giờ qua. 

Ngày 4/6, Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết hầu hết các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan sẽ được dỡ bỏ trước ngày 1/7 tới.

Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏlệnh giới nghiêm cuối tuần

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 5/6, Tổng thống Tayyip Erdogan đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm và cuối tuần vốn được áp dụng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan do các lo ngại về tác động kinh tế.

Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng lệnh giới nghiêm vào cuối tuần và các dịp nghỉ lễ từ tháng Tư vừa qua.

Sáng 5/6, Bộ Nội vụ nước này thông báo 15 thành phố trên cả nước sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp này trong cuối tuần. Tuy nhiên, sau đó vài giờ, Tổng thống Erdogan đăng tải thông báo trên tài khoản mạng xã hội Twitter về việc dỡ bỏ lệnh giới nghiêm sau khi cân nhắc phản ánh của người dân về những tác động kinh tế kinh tế của biện pháp này.

Tổng thống Erdogan kêu gọi người dân đeo khẩu trang, tuân thủ các quy định giãn cách xã hội và đảm bảo các quy định vệ sinh dịch tễ. 

Trước đó, các quán càphê, nhà hàng và những địa điểm công cộng khác mở cửa trở lại trong tuần này khiến nhiều người hy vọng lệnh giới nghiêm sẽ được dỡ bỏ. 

Tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận hơn 167.000 ca bệnh và 4.630 ca tử vong. Trong vài tuần qua, số ca tử vong mỗi ngày đã giảm xuống dưới mức 50.

Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 9.800 ca nhiễm

Ấn Độ đang chứng kiến tốc độ gia tăng nhanh số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đặc biệt trong vài ngày qua kể từ khi Chính phủ Ấn Độ tuyên bố nới lỏng đáng kể lệnh phong tỏa toàn quốc.

Số liệu ngày 5/6 của Bộ Y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết nước này đã ghi nhận thêm 9.851 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua - số ca nhiễm trong ngày cao nhất từ khi dịch bùng phát ở nước này, đưa tổng số người nhiễm trên cả nước lên 226.770, trong đó có 6.348 trường hợp tử vong.

Ngay cả sau khi đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài hơn hai tháng, dịch bệnh ở Ấn Độ vẫn chưa đạt đỉnh và số ca nhiễm tiếp tục tăng mỗi ngày. Do đó, giới chuyên gia nhận định Ấn Độ hiện chưa có đủ năng lực cần thiết để kiểm soát các đợt bùng phát của COVID-19 và việc mở cửa trở lại nền kinh tế tiềm ẩn nguy cơ rất lớn virus lây lan trên diện rộng trong thời gian tới.

Tình hình dịch bệnh tại một số nước châu Á

Bangladesh cũng là quốc gia Nam Á ghi nhận số ca mắc mới cao trong cùng ngày với 2.828 trường hợp, trong khi số ca tử vong cũng tăng thêm 30 ca. Hiện số tổng số ca nhiễm và tử vong do dịch COVID-19 tại nước này lần lượt là 60.391 ca và 811 ca.

Trong khi đó, Indonesia cùng ngày cũng ghi nhận 703 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 29.521 trường hợp. Số ca tử vong cũng tăng 49 ca lên 1.770 trường hợp. Có thêm 551 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng tổng số người khỏi bệnh ở nước này lên 9.443 người. 

Dịch bệnh đã lây lan ra toàn bộ 34 tỉnh trên cả nước Indonesia. Tổng thống Joko Widodo đã kêu gọi chính quyền thận trọng và theo dõi sát tình hình dịch bệnh lây lan tại ba tỉnh có số ca mắc cao gồm Đông Java, Nam Sulawesi và Nam Kalimantan.

Bộ Y tế Singapore cùng ngày thông báo ghi nhận thêm 261 ca mắc COVID-19, mức tăng thấp nhất trong gần hai tháng qua. Tuy nhiên, Bộ trên cho biết số ca nhiễm mới thấp một phần do số lượng xét nghiệm được thực hiện giảm. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Singapore là 37.183 ca.

Cũng trong ngày 5/6, Philipppines thông báo ghi nhận 224 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 20.626 người. Nước này cũng ghi nhận thêm ba ca tử vong do dịch COVID-19, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi lên 987 người. Số bệnh nhân COVID-19 đã bình phục cũng tăng thêm 82 người, nâng số ca khỏi bệnh lên 4.330 người.

Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này ngày 5/6 thông báo có thêm 19 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 8.266 ca. 

Cũng trong ngày này, Bộ trên ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do COVID-19 trong hai tuần, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi lên 116 người.

Theo Vietnamplus
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.