Tin giả khiến người dân Indonesia không dám về nhà sau động đất

Hàng nghìn người Indonesia vẫn ở lại lán trạn 2 tuần sau khi động đất xảy ra tại quần đảo Maluku. Họ không dám về nhà bởi có tin giả rằng một thảm họa thiên nhiên khủng khiếp sẽ diễn ra.
Cảnh đổ nát sau động đất tại Ambon, tỉnh Maluku (Indonesia). Ảnh: AP
Cảnh đổ nát sau động đất tại Ambon, tỉnh Maluku (Indonesia). Ảnh: AP

Ngày 26/9, động đất 6,5 độ kèm theo hơn 1.000 dư chấn đã xảy ra tại quần đảo Maluku khiến 37 người thiệt mạng và 135.000 người dân địa phương phải đến trú ngụ tại các lán trại tị nạn tạm thời.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết hơn 6.000 ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất này. Từ ngày 2/10, cơ quan chức năng đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp.

Tuy nhiên, nhiều tin giả xuất hiện trên WhatsApp và các dịch vụ nhắn tin khác, loan truyền rằng động đất kèm sóng thần sắp xảy ra đã khiến người dân hoảng sợ, không dám về nhà.

Người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thảm họa quốc gia – ông Agus Wibowo - cho biết tin giả khiến tình hình trở nên tồi tệ. Theo ông Wibowo, nhiều trường hợp mặc dù nhà cửa vẫn còn nguyên vẹn nhưng họ lại không trở về ở bất chấp chính quyền đã ra sức thuyết phục rằng tình hình đã an toàn.

Tin giả khiến người dân Indonesia không dám về nhà sau động đất ảnh 1

Người dân tại lán trại tị nạn ở Ambon. Ảnh: AP

Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường phải đối mặt với các trận động đất nghiêm trọng. Khu vực này có hình dạng như chiếc giày, trải dài trên diện tích 40.000 km2 và là nơi xảy ra đa số các vụ động đất trên thế giới. Một trong những khu vực thường xảy ra động đất nhất trên thế giới nằm trên diện tích trải dài từ Nhật Bản, Indonesia tới California và Nam Mỹ.

Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời nhà khí tượng học Allison Chinchar cho biết: “Kiến tạo mảng và Vành đai lửa là nguyên nhân chính khiến Indonesia thường xảy ra động đất và phun trào núi lửa”.

Năm 2018, trận động đất 7,5 độ kéo theo sóng thần xảy ra tại Palu trên đảo Sulawesi đã khiến trên 4.300 người mất tích và thiệt mạng.

Năm 2004, trận động đất 9,1 độ kèm theo sóng thần khiến 170.000 người tại Indonesia thiệt mạng.

Theo Báo Tin tức
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.