Tổng thống Pháp: Không thể dùng tranh biếm họa biện minh cho hành vi bạo lực

0:00 / 0:00
0:00
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông hiểu rằng những bức tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed của đạo Hồi có thể gây sốc, đồng thời cũng tôn trọng cảm xúc liên quan đến vấn đề này, song không bao giờ chấp nhận đó là lý do biện minh cho hành vi bạo lực.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại thành phố Nice, nơi xảy ra vụ tấn công bằng dao khiến 3 người thiệt mạng ngày 29/10/2020. Ảnh: AP/TTXVN
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại thành phố Nice, nơi xảy ra vụ tấn công bằng dao khiến 3 người thiệt mạng ngày 29/10/2020. Ảnh: AP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong cuộc phỏng vấn với đài Al Jazeera dài 55 phút, phát sóng bằng tiếng Arab chiều 31/10, Tổng thống Macron đã khẳng định quyết tâm chống chủ nghĩa khủng bố trên lãnh thổ quốc gia, đồng thời bác bỏ việc "bêu xấu" người Hồi giáo.

Ông phản đối cách đưa tin của nhiều hãng truyền thông, hay phát biểu của nhiều lãnh đạo chính trị về tranh biếm họa đấng tiên tri Mohammed, có thể gây hiểu lầm rằng chúng là dự án hay sản phẩm của chính phủ hay tổng thống Pháp. Ông đã chỉ trích những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp, cho rằng đây là chiến dịch của một số nhóm tư nhân dựa trên những lời nói dối về tranh biếm họa. 

Kênh truyền hình Al Jazeera của Qatar thu hút trên 25 triệu người xem, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Trong những ngày qua, các cuộc biểu tình bạo lực phản đối tranh biếm họa và Tổng thống Pháp đã leo thang tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Palestine, Bangladesh, Pakistan, Afghanistan, Iran và Liban.

Cùng ngày, Tổng thống Tunisia Kais Saied đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Macron về quan hệ song phương và vụ tấn công bằng dao tại thành phố Nice.

Trong cuộc điện đàm, ông Saied đã chỉ trích mọi hành vi bạo lực và chủ nghĩa khủng bố. Ngoài ra, hai bên đã thảo luận về vấn đề di cư bất hợp pháp và giải pháp hai nước cần đạt được để giải quyết vấn đề này. Các vụ vượt biên bất hợp pháp từ Tunisia đến châu Âu đang gia tăng trong thời gian qua, chủ yếu là do vấn đề kinh tế.

Trước đó, Thủ tướng Tunisia Hichem Mechichi đã chỉ thị cho Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp hợp tác với giới chức Pháp liên quan vụ tấn công tại Nice.

Ngày 29/10 vừa qua, một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra tại nhà thờ Notre Dame ở thành phố Nice. Cảnh sát Pháp đã xác định hung thủ vụ tấn công là Brahim Aouissaoui, 21 tuổi, người Tunisia. Đối tượng được cho là đã đến châu Âu qua đảo Lampedusa của Italy vào cuối tháng 9, sau đó tới Pháp vào đầu tháng 10, nhưng không có tên trong hồ sơ theo dõi của các cơ quan tình báo cũng như cảnh sát.

Giới chức tư pháp Tunisia cho biết Aouissaoui từng bị bắt năm 2016 vì đã có hành vi bạo lực và sử dụng dao. Sau vụ tấn công, Pháp đã nâng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất và lực lượng chống khủng bố Sentinelle đã được tăng quân số hơn gấp đôi, từ 3.000 người lên 7.000 người, để bảo vệ các công trình công cộng, cơ quan dịch vụ công cũng như các địa điểm tôn giáo.

Đây là vụ tấn công thứ ba chỉ trong hơn hai tháng tại Pháp liên quan đến các phần tử cực đoan Hồi giáo, bao gồm cả vụ thầy giáo dạy lịch sử Samuel Paty bị sát hại dã man ngày 16/10 ở một vùng ngoại ô Paris, sau khi cho học sinh xem các bức tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed.

Tổng thống Macron tuyên bố ủng hộ việc tiếp tục đăng tranh biếm họa và khẳng định không bao giờ nhượng bộ các phần tử Hồi giáo cực đoan. Phát biểu của ông đã dẫn đến làn sóng biểu tình phản đối và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp tại nhiều nước.

Theo TTXVN
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.