Trung Quốc có thêm 3 ca mắc COVID-19

Ngày 1/7, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 3 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong ngày 30/6, tất cả đều là ca lây nhiễm trong nước và đều ở thủ đô Bắc Kinh. Không có thêm ca tử vong nào ở Trung Quốc đại lục trong ngày 30/6.
Trung Quốc có thêm 3 ca mắc COVID-19

Như vậy, tính đến hết ngày 30/6, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 83.534 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.634 ca tử vong. Tổng số bệnh nhân được xuất viện sau khi bình phục là 78.479 người.   

Trong khi đó, tính đến hết ngày 30/6, Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) có tổng cộng 1.205 ca mắc COVID-19, trong đó có 7 ca tử vong và 1.107 bệnh nhân đã bình phục; Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc) ghi nhận tổng cộng 46 ca mắc, trong đó 45 ca đã bình phục; vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) có 447 ca mắc, trong đó có 7 ca tử vong và 437 bệnh nhân bình phục.

* Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy tính tới 10h (giờ địa phương) ngày 1/7, với 51 ca nhiễm mới được phát hiện (gồm 15 ca nhập cảnh và 36 ca lây nhiễm trong cộng đồng), tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này tăng lên 12.850 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Hàn Quốc có số ca nhiễm mới tăng từ 40 ca/ngày. Thêm 76 người được điều trị khỏi và xuất viện, nâng tổng số lên 11.613 người. Số người tử vong do COVID-19 vẫn là 282 người, chủ yếu là người cao tuổi và có bệnh nền từ trước.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong tháng 6 vừa qua, hầu hết các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng ỏ Hàn Quốc được ghi nhận ở khu vực đô thị (Seoul và vùng phụ cận), song hai tuần gần đây xuất hiện thêm các ổ lây nhiễm mới rải rác ở hầu hết các tỉnh thành phố trên toàn quốc. Trong tổng số 36 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng nói trên, khu vực Seoul và vùng phụ cận có 20 ca, thành phố miền Trung Gwangju phía Tây Nam Hàn Quốc có thêm 12 ca nhiễm mới và cũng là lần đầu tiên địa phương này ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức hai con số kể từ tháng 2 vừa qua. Một dấu hiệu đáng lo ngại khác là Hàn Quốc đã phát hiện có 2 ca lây nhiễm đầu tiên trong học sinh tiểu học ở thành phố Daejeon.

Hàn Quốc xuất hiện các cụm lây nhiễm lẻ tẻ kể từ khi lệnh "giãn cách xã hội" được nới lỏng ngày 6/5 vừa qua, hầu hết liên quan đến các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người. Các ca nhiễm mới vẫn liên tiếp xuất hiện tại các cơ sở tôn giáo như nhà thờ ở Wangsung tại Seoul, nhà thờ Juyoungkwang ở thành phố Anyang, tỉnh Gyeonggi, và chùa Gwangleug ở thành phố Gwangju...

Các cơ quan chức năng cảnh báo có thể xem xét áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn, hiện đang thực hiện ở khu vực Seoul, trên quy mô toàn quốc trong bối cảnh các ca lây nhiễm mới trong cộng động tiếp tục tăng. Giới chức y tế hiện cũng đang lo ngại về một làn sóng lây nhiễm mới sẽ bùng phát trong kỳ nghỉ Hè sắp tới do các ca lây nhiễm trong cộng đồng tiếp tục tăng kết hợp với các trường hợp đến từ nước ngoài.

Với 15 ca nhiễm mới phát hiện khi nhập cảnh, số ca nhiễm "ngoại nhập" ở Hàn Quốc đã tăng lên 1.598 người. Với 6 ngày liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm nhập cảnh ở mức hai con số, giới chức y tế Hàn Quốc hiện đang đề nghị chính phủ áp đặt biện pháp nhập cảnh có chọn lựa để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm từ bên ngoài. Riêng trong ngày 30/6 đã phát hiện có 10 ca nhiễm bệnh đến từ Kazakhstan.

Từ ngày 1/7, Hàn Quốc quy định 8 cơ sở kinh doanh có nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 cao như quán karaoke, phòng tập thể thao trong nhà, phải áp dụng hệ thống điện tử quét mã QR trên điện thoại thông minh để lưu danh sách người ra vào. Các cơ sở không tuân thủ nguyên tắc phòng dịch sẽ bị phạt hành chính tối đa 3 triệu won (2.500 USD), hoặc bị cấm hoạt động.

KCDC sẽ cân nhắc biện pháp cưỡng chế đối với các cơ sở tôn giáo nếu số ca nhiễm mới tiếp tục gia tăng, đồng thời tiếp tục yêu cầu người dân tuân thủ tuyệt đối biện pháp phòng dịch như giữ khoảng cách trong giao tiếp, đeo khẩu trang ngay cả khi không có triệu chứng hay tại khu vực không có ca nhiễm mới phát sinh. Ngoài ra, KCDC cũng đã chính thức bắt tay vào khảo sát mức độ miễn dịch trong cộng đồng, xác định xem có bao nhiêu người đã xuất hiện miễn dịch sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Theo TTXVN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.