Viễn cảnh nào cho cuộc 'Chiến tranh Lạnh 2.0' giữa Mỹ và Trung Quốc?

(Ngày Nay) - The New York Times cho rằng cuộc “Chiến tranh Lạnh 2.0” giữa Mỹ - Trung sẽ để lại những hậu quả khôn lường đến kinh tế, quân sự, môi trường và khí hậu của 2 nước nói riêng và cả thế giới nói chung.


(Ảnh minh hoạ: Asia Times Financial)
(Ảnh minh hoạ: Asia Times Financial)

(Bài viết trích dẫn quan điểm của Spencer Bokat-Lindell - biên tập viên mục Opinion của The New York Times.)

Viễn cảnh nào cho cuộc 'Chiến tranh Lạnh 2.0' giữa Mỹ và Trung Quốc? ảnh 1

Biên tập viên Spencer Bokat-Lindell. (Ảnh: LinkedIn)

Mối quan hệ Mỹ Trung đang trở nên vô cùng căng thẳng trong thời gian gần đây.

Bình luận về hiệu ứng của các sự kiện mang tính thù địch đang ngày càng xảy ra nhiều hơn giữa hai siêu cường, các chuyên gia của The New York Times cho rằng đây có thể là di sản về mặt chính sách đối ngoại lớn nhất của Trump. Họ gọi hiệu ứng đó là “sự bền vững của cuộc đối đầu về các chiến lược cơ bản và ý thức hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.”

Nhưng một cuộc đối đầu như vậy sẽ diễn ra như thế nào? Sau đây sẽ là những dự đoán về kịch bản của cuộc “Chiến tranh Lạnh 2.0” giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu cuộc chiến này thực sự bùng nổ trong tương lai.

Viễn cảnh nào cho cuộc 'Chiến tranh Lạnh 2.0' giữa Mỹ và Trung Quốc? ảnh 2

Bắc Kinh và Washington đang tiến dần tới bờ vực của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. (Ảnh: Project UPSC)

Khác biệt hoàn toàn so với cuộc Chiến tranh Lạnh đầu tiên

Cuộc Chiến tranh Lạnh trong quá khứ nổ ra do mâu thuẫn giữa các nước thành viên thuộc 2 khối NATO và Warszawa. Hầu như không có xung đột về kinh tế nào, và cũng có tương đối ít các nước trung lập nằm trong những khu vực chiến lược của 2 khối này. 

Nhưng bối cảnh thế giới hiện nay đã khác hoàn toàn. Thời điểm hiện tại, khá nhiều quốc gia đang có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và an ninh với cả Mỹ và Trung Quốc. Ngay cả Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng thừa nhận rằng, “Trung Quốc đang có một vai trò đặc biệt quan trọng với nền kinh tế thế giới.”

Mối quan hệ Mỹ - Trung cũng có sự ràng buộc lẫn nhau chặt chẽ hơn so với Mỹ và Liên Xô trong quá khứ. Mario Del Pero, Giáo sư về Lịch sử Quốc tế tại Học viện Chính trị Paris, đã chia sẻ với The Guardian rằng sự ràng buộc giữa 2 nước vừa là sản phẩm, vừa là động lực cho sự toàn cầu hoá.

Theo Giáo sư Mario Del Pero, Mỹ dựa vào Trung Quốc để xây dựng các nhà máy sản xuất và mua nợ. Trong khi đó, Trung Quốc dựa vào Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và tạo cơ hội du học cho hàng trăm ngàn sinh viên. “Sự phụ thuộc lẫn nhau đã xác định và hình thành nên mối quan hệ Mỹ - Trung như hiện nay,” ông khẳng định.

Viễn cảnh nào cho cuộc 'Chiến tranh Lạnh 2.0' giữa Mỹ và Trung Quốc? ảnh 3

Các sinh viên Trung Quốc trong lễ tốt nghiệp tại Trường Đại học Columbia, New York, Mỹ. (Ảnh: China Daily)

Bởi vậy, sẽ có những cách giải quyết khác biệt hoàn toàn cho những xung đột và tranh chấp. Các mối đe doạ về sự tự huỷ diệt lẫn nhau giữa 2 cường quốc hầu như không có khả năng xảy ra.

Bên cạnh đó, theo Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh tinh vi hơn Liên Xô rất nhiều. 

“Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang sở hữu sự năng động to lớn và công nghệ ngày càng tiên tiến, khác hẳn với nền kinh tế mong manh của Liên Xô trong những năm cuối cùng. Bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khó có kết cục giống như cuộc Chiến tranh Lạnh đầu tiên, đó là một trong hai quốc gia phải sụp đổ.”

Nền kinh tế Mỹ sẽ phải chịu những tác động tiêu cực

Nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc đang phụ thuộc vào nhau trên rất nhiều phương diện. Do vậy, việc chia cắt hai nền kinh tế này sẽ gây nhiều tác động tiêu cực với cả hai, đặc biệt là Mỹ - Nathaniel Taplin, chuyên gia bình luận của tờ The Wall Street Journal nhận định. 

Hầu hết người Mỹ đang sử dụng iPhone và các thiết bị bảo mật cá nhân được sản xuất từ Trung Quốc. Hơn nữa, rất nhiều trường đại học Mỹ đang có nguồn thu được duy trì bởi học phí của các sinh viên Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ. 

“Nếu sự chia cắt diễn ra, Mỹ sẽ cần thêm những khoản kinh phí từ liên bang để duy trì các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về khoa học, toán học và giáo dục,” ông Taplin nói, “Các mức thuế sẽ cao hơn, và có thể sẽ xuất hiện một số chính sách nhập cư với người tài từ các quốc gia khác, để bù đắp cho sự suy giảm ‘chất xám’ từ Trung Quốc. Cuối cùng, người tiêu dùng Mỹ hãy sẵn sàng để trả nhiều tiền hơn cho chuỗi cung ứng an toàn và đa dạng.”

Theo Michael T. Klare, Giáo sư danh dự về Hòa bình và An ninh thế giới tại Đại học Hampshire, đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Mỹ là một quá trình dài và khó khăn. Chính phủ có thể chuyển những công việc đang được lao động Trung Quốc đảm nhận sang một số khu vực có chi phí sản xuất thấp như Mexico, Thái Lan hoặc Việt Nam. Tuy vậy, sẽ mất một vài năm để Mỹ làm được điều này.

Nguy cơ tiến tới xung đột vũ trang

 “Trước mắt, hậu quả đầu tiên mà một cuộc Chiến tranh Lạnh có thể gây ra là làm suy giảm sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ hậu COVID-19,” giáo sư Klare nhận định.

Không khó để những xung đột kinh tế trở thành xung đột quân sự. Hiện tại, các tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc thường xuyên chạm trán nhau trong những vùng tranh chấp tại Biển Đông; đôi khi ở một khoảng cách rất nguy hiểm. 

“Khi những căng thẳng ngày càng leo thang,” giáo sư Klare nói, “nguy cơ xảy ra các cuộc xung đột có thiệt hại về người chắc chắn sẽ gia tăng. Điều này sẽ tạo tiền đề cho một cuộc đối đầu quân sự toàn diện giữa 2 siêu cường của thế giới."

Số lượng tàu chiến hiện tại của Trung Quốc là 335 - tăng 55% chỉ trong 15 năm, trong khi Mỹ đang sở hữu khoảng 300 tàu chiến.

Chuyên gia bình luận của The New York Times Bret L. Stephens nhận xét rằng, rất khó đoán định ai sẽ giành phần thắng nếu chiến tranh xảy ra. Theo Stephens, sức mạnh của Hải quân Mỹ đang suy yếu nghiêm trọng bởi tham nhũng và sự bất tài của tướng lĩnh, trong khi đó sức mạnh của Hải quân Trung Quốc đã tăng đến 55% trong 15 năm qua.

Viễn cảnh nào cho cuộc 'Chiến tranh Lạnh 2.0' giữa Mỹ và Trung Quốc? ảnh 4

Chuyên gia bình luận của The New York Times, Bret L. Stephens cho rằng Mỹ chưa chắc đã chiếm ưu thế nếu xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc. (Ảnh: The New Republic)

“Liệu Mỹ có dám chắc rằng mình sẽ giành phần thắng trước Trung Quốc, nếu có một cuộc đụng độ xảy ra sau những xung đột tại Biển Đông hay không?”, Bret Stephens lo lắng.

Môi trường và khí hậu cũng có thể bị ảnh hưởng

Cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể gây nguy hiểm cho vấn đề cần thiết nhất của sự hợp tác quốc tế: biến đổi khí hậu. 

Cũng tờ The New York Times đã đưa tin năm ngoái, nhiệt độ tăng lên sẽ gây nên sự khủng hoảng về di cư, nguồn nước, lương thực và thời tiết. Không chỉ vậy, biến đổi khí hậu còn làm gia tăng sự bất ổn về an ninh trên toàn cầu. 

Trung Quốc và Mỹ đều rất dễ bị tổn thương trước những mối đe doạ này. Nhưng cả Washington lẫn Bắc Kinh cần phải góp vai trò đặc biệt trong việc ngăn chặn những mối nguy đó, bởi 2 quốc gia này đang đứng đầu thế giới về lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường. 

Cách tốt nhất để hiện thực hoá điều này là hợp tác, chứ không phải đối đầu. Trung Quốc là nhà sản xuất, xuất khẩu, lắp đặt pin mặt trời, tua-bin gió và xe điện lớn nhất thế giới. Đồng thời họ cũng là nhà đầu tư lớn nhất thế giới về nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo. 

Viễn cảnh nào cho cuộc 'Chiến tranh Lạnh 2.0' giữa Mỹ và Trung Quốc? ảnh 5

Các tấm pin mặt trời được đặt tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: China Dialogue)

Vì vậy, việc hạn chế tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ phản tác dụng nếu mục tiêu của Mỹ là phát triển các nguồn năng lượng sạch. Người Mỹ có thể chịu đựng một Trung Quốc hống hách và độc tài; nhưng họ không thể sống tại một hành tinh chết trong tương lai.

Theo The New York Times
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.