Xung đột bùng phát tại châu Á: mổ xẻ nguyên nhân và tìm hướng giải quyết

(Ngày Nay) - Các cường quốc châu Á cần phải đặt hoà bình của khu vực lên trên lòng tự tôn dân tộc để giải quyết những xung đột đang liên tục gia tăng, tạp chí National Interest nhận định.
Nguyên thủ quốc gia ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. (Ảnh: Tokyo Review)
Nguyên thủ quốc gia ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. (Ảnh: Tokyo Review)

(Bài viết trích dẫn quan điểm của Parag Khanna, chuyên gia người Mỹ gốc Ấn về quan hệ quốc tế.)

Đại dịch COVID-19 vẫn đang làm chao đảo nền kinh tế và khiến quan hệ quốc tế bị rạn nứt. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một lệnh ngừng bắn trên toàn cầu, để xoa dịu các khu vực đang xảy ra tranh chấp. Nhưng tại châu Á, sức nóng vẫn chưa hề giảm.

Sức nóng từ tranh chấp lãnh thổ 

Căng thẳng đang ngày càng leo thang tại châu Á. Trung Quốc, sau khi phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, đang gây sức ép lên Đài Loan, Indonesia và Ấn Độ để nghiêng các tranh chấp theo hướng có lợi cho mình. Chưa dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn đẩy mạnh những hoạt động quân sự tại Biển Đông.

Xung đột bùng phát tại châu Á: mổ xẻ nguyên nhân và tìm hướng giải quyết ảnh 1

Tàu hộ vệ Hàng Dương (phải) và tàu khu trục Vũ Hán trên Biển Đông ngày 18.6. (Ảnh: PLA)

Sự hung hăng của Trung Quốc khiến Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào vũ khí siêu thanh. Ấn Độ cũng nâng cấp lực lượng vũ trang để củng cố biên giới tại Ấn Độ Dương và dãy Himalaya. Chưa dừng lại ở đó, hai nước này đã cùng Mỹ và Úc hợp tác để tạo thành liên minh “Bộ tứ” tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

Liên minh “Bộ tứ” không chỉ giúp Mỹ, Úc, Nhật và Ấn Độ phối hợp các chiến lược quân sự với nhau, nhằm ngăn cản Trung Quốc bành trướng. Các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam, Indonesia và Philippines cũng được hưởng lợi khi được “Bộ tứ” trợ giúp - họ sẽ tự tin hơn nhiều mỗi khi phải đối đầu với Trung Quốc. Mặc dù không cần từ bỏ những gì đã giành được, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các giới hạn về lãnh thổ trong tương lai.

Xung đột bùng phát tại châu Á: mổ xẻ nguyên nhân và tìm hướng giải quyết ảnh 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc họp 3 bên, bên lề Thượng đỉnh G20 tại thành phố Osaka (Nhật Bản), ngày 28-6-2019. (Ảnh: AP)

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới sự tham gia của một siêu cường khác vào cục diện châu Á - đó là Mỹ. Sự can thiệp của Mỹ đã có những tác động nhất định tới tình hình khu vực - một phần theo hướng tích cực cho các quốc gia đang đối đầu với Trung Quốc.

Ngày 22 tháng 8, Hàn Quốc tuyên bố sẽ chấm dứt chia sẻ thông tin quân sự với Nhật bằng cách không gia hạn hiệp định Thỏa thuận bảo mật thông tin quân sự chung (GSOMIA). Ngày 18-9, Seoul khẳng định Tokyo sẽ không còn trong danh sách được hưởng ưu đãi thương mại từ Hàn Quốc nữa, sau động thái tương tự của Nhật với Hàn Quốc vào đầu tháng 8.

Những nỗ lực tạo dựng mối quan hệ hoà bình với Triều Tiên đã trở nên vô ích. Nhưng Mỹ lại đóng vai trò quan trọng với việc làm trung gian hoà giải giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, trong bối cảnh mối quan hệ giữa 2 nước đang rạn nứt đáng kể do những mâu thuẫn về chia sẻ thông tin và thương mại.

Bên cạnh đó, Washington cũng cam kết sẽ ủng hộ mạnh mẽ an ninh tại Đài Loan. Tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông, việc đẩy mạnh Hoạt động Tự do Hàng hải (FONOP) của Hải quân Mỹ đang đóng vai trò như một biện pháp ngăn chặn tạm thời đối với sự hung hăng của Trung Quốc.

Xung đột bùng phát tại châu Á: mổ xẻ nguyên nhân và tìm hướng giải quyết ảnh 3

Tàu USS Montgomery của Hải quân Mỹ đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải đầu tiên trong năm 2020 ở biển Đông. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Vấn đề cốt lõi

Nguyên nhân chủ đạo gây ra xung đột giữa nhiều nước châu Á hiện nay, là do họ chưa thể giải quyết những mâu thuẫn vốn đã tồn tại từ thế kỉ 20. 

Năm 1962, chiến tranh biên giới Ấn - Trung l lần đầu tiên bùng nổ. Cuộc chiến tranh kéo dài một tháng, khiến trên 1.000 người Ấn Độ thiệt mạng và trên 3.000 người bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc tổn thất gần 800 người. Một trận chiến khác tiếp tục nổ ra vào năm 1967, làm trên 150 người Ấn Độ và 340 người Trung Quốc thiệt mạng.

Xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như tranh chấp trên Biển Đông bắt nguồn từ các công ước thời thuộc địa cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20. Những xung đột này mới chỉ được luật pháp quốc tế giải quyết bằng những điều luật tạm thời. Các nhà ngoại giao phương Tây thường nói về sự cần thiết của một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc; nhưng trên thực tế, nhiều quốc gia vẫn không thể tìm được sự thống nhất trong việc chấp hành các quy tắc quốc tế.

Xung đột bùng phát tại châu Á: mổ xẻ nguyên nhân và tìm hướng giải quyết ảnh 4

Quân đội Ấn Độ trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 với Trung Quốc. (Ảnh: India Today)

Vì vậy, sự ổn định tại lục địa lớn nhất thế giới phụ thuộc vào việc các tranh chấp lãnh thổ - vốn đã có tiền lệ từ thế kỉ 20, có được giải quyết ổn thoả hay không. 3 thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh, các nước Châu Á đã luôn giữ cho căng thẳng không vượt quá mức cho phép. Những điểm nóng chiến sự như Biển Đông, Đài Loan, Triều Tiên và quần đảo Senkaku đều được cho là có thể gây ra “Thế chiến 3” tại châu Á; nhưng hiện tại thì mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát.

Nhưng điều này chưa thể đảm bảo một viễn cảnh hoà bình cho châu Á. Các quốc gia vẫn chưa phát triển các cơ chế giải quyết tranh chấp đủ mạnh để giữ cho xung đột không bùng phát; vẫn còn một chặng đường rất dài để châu lục này xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh.

Giải pháp nào để duy trì sự ổn định? 

Câu hỏi mà các nước châu Á đang phải đối mặt, đó là liệu họ có thể thoả hiệp trong hoà bình hay không. Các nhà lãnh đạo phải cùng nhau đạt được một thỏa thuận lớn gồm nhiều bước, để đặt hòa bình khu vực lên trên niềm tự hào dân tộc của mỗi quốc gia. Kết quả của các cuộc tranh chấp sẽ được phê chuẩn bằng hai hiệp ước: một để chấm dứt các hành động thù địch, và một để công nhận các đường biên giới mới. 

Thoả thuận này có thể không công bằng với một số nước; nhưng nó sẽ không có tính chất thuộc địa như các hiệp ước trong quá khứ, mà phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay. Người châu Á sẽ hoàn toàn nắm quyền tự quyết; họ chỉ có thể tự trách mình nếu kết quả không như ý muốn.

Thế hệ trẻ châu Á cũng góp phần quan trọng vào sự ổn định của châu lục trong tương lai. Ngày nay, thanh niên châu Á phần lớn đã trưởng thành với sự thoải mái về vật chất, tinh thần và được tiếp xúc với bạn bè quốc tế nhiều hơn thế hệ trước. Nhiều người đã đi du học, học nhiều ngoại ngữ và kết hôn với người nước ngoài. Người trẻ tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có xu hướng thân thiện với nhau hơn so với người lớn tuổi - thế hệ vẫn đang bị ảnh hưởng bởi những ký ức thời chiến.

Xung đột bùng phát tại châu Á: mổ xẻ nguyên nhân và tìm hướng giải quyết ảnh 5

Những sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc đạt giải trong "Cuộc thi luận văn về lịch sử dành cho sinh viên đại học và cao học Trung - Hàn" do Đại học Bắc Kinh tổ chức năm 2015. (Ảnh: Korea.net)

Do đó, thế hệ sau của Châu Á đang nắm cơ hội vàng để thoát khỏi những khuôn mẫu về tinh thần và sự tự mãn trong quá khứ, vốn đặt chủ nghĩa cá nhân (xét trên phương diện một quốc gia) lên trên chủ nghĩa tập thể (xét trên phương diện khu vực). Sẽ thật đáng tiếc, nếu số phận của họ chỉ đơn thuần là tái diễn những nếp sống cũ của một thế hệ thiếu sức sáng tạo và đang dần lụi tàn.

Cuối cùng, các nước châu Á có thể thoát ra khỏi những xung đột nếu họ chấp nhận tính tất yếu của xu thế “đa cực hoá” trên thế giới hiện nay, và đề ra các quy trình giải quyết xung đột về lâu dài. Người châu Á đã trải qua 3 thập kỷ ổn định và thịnh vượng từ sau Chiến tranh Lạnh; họ hiểu rằng, những thoả thuận hoà bình giữa các cường quốc có thể duy trì hoà bình lâu hơn nữa. 

Giải quyết xung đột dựa trên lợi ích hoà bình chung của khu vực - mặc dù có thể không công bằng với tất cả, vẫn tốt hơn nhiều so với việc dùng bạo lực để xử lý. Bởi cái giá mà châu Á phải trả nếu chiến tranh xảy ra chắc chắn sẽ đắt hơn rất nhiều.

Theo National Interest
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.