'Cấm cửa' cầu thủ ngoại, bóng chuyền Việt Nam vẫn luẩn quẩn

[Ngày Nay] - Bóng chuyền Việt Nam đã nói không với ngoại binh từ giải VĐQG 2014 sau 10 mùa thất bại hoàn toàn, với cả triệu USD lãng phí. Điều đáng nói, ngay cả khi chấp nhận “đóng cửa” đi ngược lại xu hướng thế giới, qua nhiều năm, môn này vẫn đang giậm chân tại chỗ, nhất là mảng đào tạo trẻ.
'Cấm cửa' cầu thủ ngoại, bóng chuyền Việt Nam vẫn luẩn quẩn

Từng “đốt” cả triệu đô cho cầu thủ ngoại 

Sau một cuộc hội thảo toàn quốc với sự thống nhất cao giữa Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam cùng các CLB, việc thuê dùng cầu thủ nước ngoài đã lần đầu được thực hiện từ giải VĐQG 2005. Đây được coi như một “cú hích” cho sự phát triển, với rất nhiều kỳ vọng nâng cao chất lượng chuyên môn, sức hấp dẫn của giải đấu, giúp các cầu thủ nội cọ xát học hỏi, thay đổi tư duy và cách làm, nhất là đào tạo trẻ.

Thế nhưng chỉ qua mấy mùa, đích nhắm ấy đã nhanh chóng bị sai lệch khi các đội bóng đều bị cuốn vào một cuộc chạy đua “ngoại binh thời vụ” phục vụ “thành tích trước mắt”. Trong cuộc đua ấy, thậm  chí mấy đội bóng nhà nghèo cũng phải gồng mình lên để thuê được ít nhất một ngoại binh. Cao điểm có những mùa 23/24 CLB nam nữ đều thuê ngoại binh, nhiều đội thuê tới 2-3 người. Điều đáng nói, hầu hết trong số đó đều chỉ sát ngày mới sang Việt Nam rồi lập tức trở về ngay khi kết thúc giải. Như lý giải của các đội, điều này một phần tạo thuận lợi cho chính các cầu thủ ngoại, song chủ yếu cũng là để tiết kiệm kinh phí.

Rốt cuộc, ích lợi đáng kể nhất mà các ngoại binh mang lại là giúp một vài đội bóng đua tranh thứ hạng cao, tránh xuống hạng, và phần nào đó thêm sắc màu cho giải đấu. Nguồn ngoại lực này không đáp ứng được đúng đòi hỏi ban đầu, thậm chí gián tiếp đẩy khâu đào tạo cầu thủ trẻ tại chỗ vốn yếu kém càng thêm tồi tệ!

'Cấm cửa' cầu thủ ngoại, bóng chuyền Việt Nam vẫn luẩn quẩn ảnh 1

Đến năm 2014, sau đúng 10 mùa giải áp dụng, bóng chuyền Việt Nam đã phải quyết định nói không với việc thuê dùng cầu thủ ngoại, để lại những hệ lụy lớn về nhiều mặt, cùng sự lãng phí về ngoại tệ.  Trong đó, tính trung bình 20 ngoại binh khoác áo thời vụ trong khoảng 1 tháng, với chi phí khoảng 3.000USD/người/tháng, một số VĐV thuộc dạng sao chi phí lên tới 6.000USD-7.000USD/người/tháng,  các đội bóng đã tốn tới trên 1,2 triệu USD. Con số này có thể không nhiều so với bóng đá nam, nhưng vô cùng lớn với bóng chuyền, nơi mà nhiều CLB chỉ có kinh phí hoạt động cả năm chỉ 1-2 tỷ đồng, và thu nhập của phần lớn cầu thủ nội chỉ 5-7 triệu đồng/tháng.

“Cấm cửa” ngoại binh, nội binh cũng… đứng 

Việc bóng chuyền Việt Nam buộc phải tạm ngừng thuê dùng ngoại binh đã cho thấy các nhà quản lý và chính các CLB đã nhìn nhận, sử dụng sai, chứ trên thực tế đây vẫn luôn nguồn lực vốn rất quan trọng với thể thao hiện đại. Nó được minh chứng trên khắp thế giới, mà Thái Lan là một điển hình thành công.

Các CLB xứ Chùa Vàng được thuê cầu thủ nước ngoài và họ đã bỏ công của đáng kể ra để thuê những ngôi sao hàng đầu của châu Á hay kể cả châu Âu.

'Cấm cửa' cầu thủ ngoại, bóng chuyền Việt Nam vẫn luẩn quẩn ảnh 2

Từ lâu, nó đã trở thành một dòng chảy lành mạnh cho phát triển, không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn, sức hút cho Thai-League mà còn tạo nên một môi trường tốt để không chỉ các cầu thủ trẻ bản địa học hỏi, cọ xát mà các ngoại binh cũng được nâng tầm. Chính một số cầu thủ Việt Nam, như phụ công hàng đầu châu lục Nguyễn Thị Ngọc Hoa hay chủ công “khủng long” Nguyễn Thị Thanh Thúy là những điển hình.

Như một nghịch lý bi hài, đến giờ, qua 6 năm ngừng thuê cầu thủ ngoại như một giải pháp tình thế, bóng chuyền Việt Nam, giải VĐQG, công tác đào tạo cầu thủ trẻ, cũng không thay đổi được gì, thậm chí còn tệ hơn.

'Cấm cửa' cầu thủ ngoại, bóng chuyền Việt Nam vẫn luẩn quẩn ảnh 3

Các đội bóng vẫn bỏ bê mảng trọng yếu này, thay vào đó chỉ tập trung chạy theo thành tích trước mắt. Ngay cả những trung tâm hàng đầu như Thể Công BTL Thông Tin - LienVietPostBank, Ngân hàng Công thương, Bình Điền Long An (nữ) hay Sanest Khánh Hòa, TP HCM (nam) cũng đang gặp vấn đề nghiêm trọng về lực lượng kế cận.

Một số tài năng trẻ mới đây đều xuất hiện theo kiểu “lúa trời” chứ không phải là sản phẩm của một quá trình bài bản, sự quan tâm thích đáng. Bóng chuyền Việt Nam vì thế đang cực kỳ khan hiếm nguồn cầu thủ chất lượng, thậm chí như nhiều ông chủ than thở thì có tiền tỉ cũng không mua được một cầu thủ chất lượng.

Và chính thực trạng yếu kém của bóng chuyền trong nước, cộng thêm chính sách “cấm cửa” ngoại binh đã càng khiến môn này rơi vào một vòng luẩn quẩn, chưa thấy có lối ra.

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.