Dù không phải Leonardo da Vinci, ta vẫn có thể học hỏi từ vẽ

(Ngày Nay) - "Tôi không biết vẽ" - đây là một điệp khúc mà hầu hết người lớn nói khi đối mặt với một trang giấy trắng. Một điều gì đó xảy ra trong những năm tháng thiếu niên khiến hầu hết chúng ta ngại vẽ, băn khoăn rằng kỹ năng phác họa của chúng ta không đủ tốt, và để việc vẽ vời cho các "họa sĩ" thực thụ.
Dù không phải Leonardo da Vinci, ta vẫn có thể học hỏi từ vẽ ảnh 1

"Cách chúng ta đang quan niệm về hội họa hết sức sai lầm", nhà sử học phác họa D.B. Dowd cho biết. Trong cuốn sách mới được ra mắt của mình, có tựa đề "Stick Figures: Drawing as a Human Practice", Dowd lập luận rằng việc đặt một cây bút chì lên giấy không nên được coi là vấn đề sáng tạo nghệ thuật.

"Chúng ta đã hiểu sai ý nghĩa của việc vẽ vời bởi vì ta luôn xem đó là một kỹ năng chuyên nghiệp thay vì năng lực cá nhân", Dowd viết. "Sự nhầm lẫn bản chất này đã cản trở sự hiểu biết của chúng ta về vẽ và khiến cho nó không còn được xem là một công cụ để học hỏi".

Nói cách khác: Vẽ không nên nặng về biểu diễn, mà là về quá trình. Nó không chỉ dành cho các "họa sĩ", hay những người có sở thích vẽ vào cuối tuần. Hãy coi nó như một cách thức quan sát thế giới và học tập, một việc có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, như ghi chép, ghi lại một ý nghĩ hoặc gửi một tin nhắn.

"Việc hiểu nhầm vẽ là nghệ thuật đã ăn sâu vào thiết chế xã hội của chúng ta", theo ông Dowd - giáo sư mỹ thuật và văn hóa Mỹ tại Đại học Washington. "Trong nhiều thế kỷ, các trường học đã gộp chung vẽ vào hội họa và nhốt nó trong một chiếc lồng thẩm mỹ".

Theo vị chuyên gia, lo lắng của chúng ta xung quanh việc vẽ xuất hiện cùng với tuổi dậy thì, khi chúng ta bắt đầu tự phê bình các khả năng của mình để diễn tả một sự giống nhau hoàn hảo.

"Sự tự ý thức liên quan đến một bản vẽ ’tốt', hay một hình thức chất phác của chủ nghĩa hiện thực, chủ yếu là để đổ lỗi", Dowd giải thích. "Nếu bạn lùi lại một bước và xác định việc vẽ là tạo dấu ấn tượng trưng, thì rõ ràng là tất cả con người đều vẽ. Sơ đồ, bản đồ, hình tượng trưng, khuôn mặt cười: Đây đều là những hình vẽ!".

Vẽ giúp chúng ta suy nghĩ tốt hơn

Cốt lõi của vẽ là một công cụ giải quyết vấn đề. Các nhà khoa học thường là những người vẽ nguệch ngoạc, ví dụ như nhà toán học đoạt giải Fields Maryam Mirzakhani từng nói: "Quy trình vẽ một cái gì đó giúp bạn bằng cách nào đó duy trì kết nối. Tôi là một người suy nghĩ chậm chạp và phải dành nhiều thời gian trước khi tôi có thể dọn dẹp các ý tưởng của mình và tạo ra bước tiến".

Dù không phải Leonardo da Vinci, ta vẫn có thể học hỏi từ vẽ ảnh 2

Ngay cả khi bạn không giải quyết bài toán về hình học hyperbol, việc vẽ vẫn hữu ích cho công việc hàng ngày của chúng ta từ việc chỉ đường, ghi chú cuộc họp, phác thảo một bài thuyết trình hoặc lập danh sách khi đi siêu thị. Nó thúc đẩy sự quan sát chặt chẽ, phân tích suy nghĩ, kiên nhẫn, hay thậm chí là khiêm tốn.

Một thay thế cho việc học tập dựa trên Google

Công nghệ kỹ thuật số "làm hư" nhân loại bằng cách cung cấp cho chúng tôi các đường tắt để hiểu biết tức thì, nhưng việc vẽ lại phá vỡ mối quan hệ giữa chúng ta với Google, theo lập luận của Dowd. Ông cảnh báo về việc phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ học tập hiện tại.

Khi chúng tôi yêu cầu tìm một cái gì đó từ công cụ tìm ảnh của Google, chẳng hạn như "máy bay", chúng ta sẽ nhận được đồng thời hàng loạt định nghĩa giống nhau, mà theo ví dụ trên thì là hàng nghìn bức ảnh máy bay thương mại.

Đó là một kết quả hẹp từ một cuộc tìm kiếm chung, và một phiên bản tập hợp khiến chúng ta không nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn. Vẽ hoạt động theo cách hoàn toàn ngược lại: quan sát chặt chẽ gần như bất kỳ chi tiết, huy động các giác quan và nâng cao trải nghiệm, làm cho thế giới dường như lớn hơn, chứ không phải nhỏ hơn.

Dù không phải Leonardo da Vinci, ta vẫn có thể học hỏi từ vẽ ảnh 3

Bằng cách vẽ, não của chúng ta trở nên lớn hơn khi ngón tay cái đặt ở vị trí đối diện với các ngón tay khác, bàn tay của chúng ta, vốn cố định ở hai đầu cánh tay, lại mang tới cho chúng ta những thông tin về thế giới, và chúng ta tiến hóa nhanh chóng từ đó.

Năng lực thủ công rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về thế giới. Liệu có phải là nghịch lý xấu xa khi cho rằng kỹ thuật số đã ăn mòn các năng lực đó?

Ông Dowd đã chỉ trích sự phụ thuộc quá mức của ngành công nghiệp thiết kế đồ họa vào các công cụ kỹ thuật số như Adobe Illustrator hoặc Photoshop, lập luận rằng vẽ không nhất thiết là ngược lại công nghệ: "Sau cùng thì tôi không phàn nàn gì về công nghệ, giấy cũng là một loại công nghệ. Nhưng vẽ mang lại sự đơn giản và trực tiếp hơn so với các phương pháp thu thập thông tin khác".

Vẽ làm cho chúng ta tốt hơn

Có một lý do cơ bản khác để coi vẽ như một công cụ học tập: Nó có thể phát huy những phẩm chất tốt nhất của chúng ta. "Nếu được thực hiện cho mục đích tìm hiểu và hiểu biết, vẽ sẽ cho thấy sự khiêm tốn", theo ông Dowd. "Bạn nhanh chóng nhận ra kiến thức của mình nhỏ bé tới thế nào".

Quan sát khi vẽ cũng làm phong phú con người. "Vẽ làm cho chúng ta chậm lại, kiên nhẫn, chú ý. Bản thân việc quan sát mang ý nghĩa tôn trọng", Dowd cho biết.

Dù không phải Leonardo da Vinci, ta vẫn có thể học hỏi từ vẽ ảnh 4

Trong chương cuối của cuốn sách, Dowd lập luận rằng vẽ thậm chí có thể khiến chúng ta trở thành những công dân tốt hơn, theo nghĩa là hoạt động này huấn luyện chúng ta thu thập với bằng chứng và thách thức các giả định. "Có vẻ như nó rất hấp dẫn, nhưng tôi nghĩ rằng vẽ có thể là một hình thức của bổn phận công dân", ông nói. "Quan sát, điều tra và luôn nỗ lực là những đức tính tốt nó đem lại".

Hình thức của việc cảm nhận cá nhân này là một thực tiễn quan trọng hơn bao giờ hết khi chúng ta đang bị bủa vây bởi sự giả dối và đức tin xấu. "Khi chúng ta chăm chỉ và lắng nghe cẩn thận, làm thế nào chúng ta không nhìn ra thế nào là công lý, cái gì là đúng?"

Theo Quartz
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.