Mỏi mắt tìm 'chất dinh dưỡng' cho tâm hồn trẻ

[Ngày Nay] - Khi cuộc sống ngày càng đủ đầy thì những sân chơi của trẻ cũng mang màu sắc hiện đại hơn: tivi kết nối intenet, kênh Youtube phục vụ 24/24h, gameshow ngập tràn, trò chơi điện tử vẫy gọi… Nhưng tiếc rằng, ở đó sự xuất hiện của người lớn lại quá nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Hình thức cho con, nội dung cho…phụ huynh

Không khó để chỉ tên những chương trình dành cho trẻ em thời gian qua. Tính sơ bộ có không dưới 10 chương trình dành cho trẻ em được ưu ái phát trong “giờ vàng”, trong đó phần nhiều tập trung vào khai thác khả năng ca hát của trẻ em, tiêu biểu như: Thần tượng Việt Nam nhí, Giọng hát Việt nhí, Gương mặt thân quen nhí, Sinh ra để tỏa sáng, Thần tượng tương lai...

Mỗi chương trình gameshow có ban giám khảo riêng, cách thức thi khác nhau, nhưng kỳ lạ thay, nội dung na ná nhau. Đây là nội dung đã được nhiều người nhắc đến, nhiều phụ huynh đã phải bất lực than thở trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ trẻ rằng khó có thể tìm được các chương trình ca nhạc trong sáng, hồn nhiên như “Bông hoa nhỏ” ngày xưa. Nhưng rồi, sau bao năm, gameshow cho thiếu nhi vẫn thế!

Mỏi mắt tìm 'chất dinh dưỡng' cho tâm hồn trẻ ảnh 1

Ở đó, các con là những chiến binh đi thi, áp lực căng thẳng đầy mình. Dưới ánh đèn sân khấu, cách trang điểm và trang phục của các con cũng rập khuôn theo phong cách của người lớn,  nhiều khi trở nên lố bịch, phản cảm.

Một điều khiến nhiều thế hệ đi trước nuối tiếc là các chương trình trẻ em trổ tài ca hát, chủ yếu nhỏ quằn quại trong các ca khúc thất tình, tan vỡ, hoặc nhập các vai dỗi hờn, chia ly…  Một kịch bản phổ biến của các gameshow là thiếu nhi toàn hát nhạc người lớn, bài hát tuyệt nhiên không có hồn vì các con chưa chạm tới cảm xúc của bài hát dành cho người lớn.

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) trong phiên thảo luận Báo cáo về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em tại Quốc hội hồi tháng 5/2020 đã nhắc đến một cậu bé 4 tuổi òa khóc trên một gameshow truyền hình trước cặp mắt của hàng triệu người. Ông đặt câu hỏi liệu ở đây ai đã có hành vi xâm hại trẻ em? “Cách người bắt những đứa trẻ hồn nhiên và ngây thơ phải học cách sống cạnh tranh, hơn thua để bước lên ngôi vị cao nhất có phải là một hình thức “xâm hại”? Người lớn đã tác động quá nhiều đến các gameshow, bắt các con phải “chín ép”, để rồi, tuổi thơ của con đi đâu?

Từ âm nhạc đến văn học đều… hổng

Chuyện những gameshow nhàn nhạt, những trò chơi điện tử vô bổ... đã được nhắc và gióng lên hồi chuông báo động rất nhiều lần, ngay cả những tác phẩm văn hóa cho trẻ em cũng trong tình trạng khan hiếm.

Mỏi mắt tìm 'chất dinh dưỡng' cho tâm hồn trẻ ảnh 2

Thời điểm đầu năm nay, khi học sinh các cấp nghỉ dài ngày do dịch bệnh COVID-19, thị trường sách trở nên sôi động không thua kém mùa hè bởi các phụ huynh cần tìm sách hay cho con đọc. Nhưng đáng tiếc, sách dành cho trẻ em thưa thớt như sao ban ngày.

Bên cạnh những cuốn sách hiếm hoi cho thiếu nhi như: “Lớp học lớp cây me” của tác giả Nguyễn Kim Hòa, “Cúc dại và tia nắng” của Di Duyên…thì sách cho trẻ em vẫn là truyện dịch nước ngoài. Bấy lâu nay, mặc dù các nhà xuất bản chuyên về sách thiếu nhi như: NXB Kim Đồng, NXB Trẻ... thường xuyên kêu gọi, đặt hàng các nhà văn những tác phẩm dành cho thiếu nhi nhưng thực tế, kệ sách vẫn vắng bóng. Những tác giả tâm huyết như Tô Hoài ngày càng mất hút.

Mỏi mắt tìm 'chất dinh dưỡng' cho tâm hồn trẻ ảnh 3

Người ta đặt câu hỏi, vì sách cho trẻ không mang lại kinh tế cao hay vì trẻ em ngày nay có nhiều mối quan tâm hơn, điện thoại thông minh, công nghệ số phát triển... khiến văn hóa đọc trôi tuột đi.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thừa nhận, có nhiều giải thưởng văn học cho tiểu thuyết, văn xuôi ở các lĩnh vực khác nhau nhưng sách thiếu nhi hiện vẫn hiếm. Hiếm khi có giải thưởng.

Nhiều năm qua, đời sống tinh thần của trẻ em dần bị lãng quên, các khu vui chơi giải trí phần lớn chạy đua mở những trò chơi điện tử thu tiền. Những tác phẩm văn hóa cho trẻ trở thành yêu cầu bức thiết, không thể chậm trễ. Nói một cách khác, trẻ em thời nay đang thiếu “chất dinh dưỡng” cho tâm hồn, thiếu những lát cắt bồi đắp tâm hồn, hướng các em sống có mục đích, biết nuôi dưỡng khát vọng và từng bước hoàn thiện nhân cách.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.