Nghi vấn đằng sau bức tranh 10 nghìn tỷ đồng đắt nhất thế giới

Các chuyên gia nghệ thuật vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của "Salvator Mundi" (Đấng cứu thế) - bức tranh đắt giá nhất thế giới.
Salvator Mundi trở thành tranh đắt giá nhất năm 2017. Ảnh: Tolga Akmen / AFP / Getty Images
Salvator Mundi trở thành tranh đắt giá nhất năm 2017. Ảnh: Tolga Akmen / AFP / Getty Images

Tờ The Guardian (Anh) dẫn thông tin từ bảo tàng Lourve cho biết, các nhà quản lý bảo tàng này sẽ không đưa bức tranh đắt giá nhất thế giới Salvator Mundi (Đấng cứu thế) vào triển lãm về danh họa Leonardo da Vinci năm nay tại Paris. Họ tin rằng tác phẩm này không chỉ của riêng Leonardo.

Salvator Mundi đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới khi được nhà đấu giá Christie ở New York bán với giá 450 triệu USD năm 2017.

Trong khi một số chuyên gia hàng đầu thế giới về danh họa Leonardo, bao gồm Martin Kemp, giáo sư danh dự về lịch sử nghệ thuật tại Oxford, khẳng định chắc nịch đây là tác phẩm đã thất lạc của bậc thầy hội họa này thì nhiều người khác lại thận trọng hơn hay thậm chí là thẳng thắn bác bỏ.

Người mua tác phẩm này là hoàng tử của Saudi Arabia, Mohammed bin Salman, người đã cho rằng Salvator Mundi sẽ trở thành một “ngôi sao” của bảo tàng Louvre Abu Dhabi. Tác phẩm này cũng được bảo tàng Louvre ở Paris mượn để trưng bày nhân chương trình kỉ niệm 500 ngày mất của Leonardo da Vinci.

Tuy nhiên, việc triển lãm tác phẩm này ở Abu Dhabi bất ngờ bị dừng lại vào năm ngoái và việc cho Paris mượn như dự kiến trong chương trình mùa thu này sẽ không xảy ra, nhà văn kiêm nhà sử học về nghệ thuật Ben Lewis chia sẻ.

Nghi vấn đằng sau bức tranh 10 nghìn tỷ đồng đắt nhất thế giới ảnh 1

Danh họa Leonardo da Vinci. 

Chuyên gia Lewis cho biết: “Các nguồn tin nội bộ từ bảo tàng Louvre, từ các nguồn khác nhau, nói với tôi rằng không nhiều người phụ trách nghĩ bức tranh này là một bút tích của Leonardo da Vinci".

Ông Lewis chính là tác giả cuốn sách The Last Leonardo với việc vẽ sơ đồ mô tả nguồn gốc phức tạp và lịch sử “truyền tay” của bức tranh đắt giá này.

Salvator Mundi có kích thước 45,4 cm x 65,6 cm, vẽ Chúa Jesus với một tay làm dấu ban phước, một tay cầm quả cầu pha lê. Tác phẩm được cho là vẽ năm 1500. 

Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.