Olympic Tokyo vẫn có khả năng bị hủy dù dời lịch

(Ngày Nay) - Thế vận hội Tokyo 2021 sẽ phải bị hủy bỏ nếu đại dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic cho biết.
Olympic Tokyo vẫn có khả năng bị hủy dù dời lịch

Đại dịch đã buộc Thế vận hội Olympic 2020 phải trì hoãn thêm một năm, hiện đang được lên kế hoạch tổ chức vào ngày 23/7 năm 2021.

Trả lời tờ Nikkan Sports về việc liệu Thế vận hội có thể bị trì hoãn cho đến năm 2022 hay không nếu đại dịch vẫn là mối đe dọa trong năm tới, Chủ tịch Tokyo 2020 Yoshiro Mori đã bác bỏ kịch bản này.

"Trong trường hợp đó, sự kiện sẽ bị hủy bỏ", ông Mori nói.

Vị quan chức này lưu ý rằng Thế vận hội từng bị hủy bỏ trong thời chiến và cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 cũng là cuộc chiến "với một kẻ thù vô hình".

Nếu dịch bệnh được ngăn chặn thành công, "chúng tôi sẽ tổ chức Thế vận hội vào mùa hè tới", ông Mori nói thêm. "Nhân loại đang đặt cược vào việc này".

Ông Masa Takaya - phát ngôn viên của Tokyo 2020, đã từ chối bình luận về việc có thể hủy bỏ Thế vận hội trong năm tới và nói với các phóng viên rằng những nhận xét của ông Mori dựa trên "suy nghĩ của chính Chủ tịch".

Hôm thứ Ba, người đứng đầu Hiệp hội Y khoa Nhật Bản Yoshitake Yokokura cảnh báo sẽ rất "khó khăn" để tổ chức Thế vận hội vào năm tới nếu vẫn chưa có vaccine.

Vào tuần trước, một chuyên gia y tế Nhật Bản cho biết ông "rất bi quan" trước việc tổ chức Thế vận hội vào mùa hè 2021.

"Thành thật mà nói, tôi không nghĩ rằng Thế vận hội có thể sẽ được tổ chức vào năm tới", Kentaro Iwata, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Kobe, cho biết.

"Tôi mong muốn Nhật Bản có thể kiểm soát dịch bệnh vào mùa hè tới, nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, vì vậy tôi rất bi quan trước việc tổ chức sự kiện vào năm 2021", ông Iwata nói.

Tuy nhiên, quan chức Nhật Bản và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã nói rằng Thế vận hội sẽ là cơ hội để ăn mừng chiến thắng trước dịch COVID-19, với một số ý kiến cho rằng cuộc chiến chống lại đại dịch thậm chí có thể được đưa vào lễ khai mạc.

Việc trì hoãn Thế vận hội đặt ra thách thức lớn về vấn đề hậu cần và tài chính đối với nhà tổ chức.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Mori cho biết các nhà tổ chức đang xem xét tiến hành các buổi lễ khai mạc và bế mạc chung cho cả hai sự kiện Olympic và Paralympics nhằm cắt giảm chi phí.

Theo kế hoạch, lễ khai mạc chung sẽ diễn ra vào ngày 23/7 còn lễ bế mạc sẽ được tổ chức gộp vào tháng 9.

Tuy nhiên ý kiến này vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của IOC, theo ông Mori.

"Việc này sẽ giúp cắt giảm đáng kể chi phí và là một thông điệp lớn về chiến thắng chống lại cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhưng nó không hề dễ dàng", ông Mori nói.

Các nhà tổ chức cho biết câu hỏi về việc ai sẽ gánh vác các chi phí phát sinh trong quá trình hoãn tổ chức vẫn chưa được giải quyết, mặc dù ông Mori nói IOC nên trả một phần. "Chúng ta nên đưa ra quyết định sau khi cả hai bên hiểu đầy đủ về đối phương".

Theo AFP
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.