Quy tắc ứng xử phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm: 'Barie' xây dựng không gian văn hóa chuẩn mực

Đây là nội dung được đặc biệt chú ý tại Dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận vừa được UBND TP Hà Nội công bố. Dự thảo nêu rõ việc thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử trong không gian nơi đây, theo đó, mọi cá nhân, tổ chức cần có thái độ ứng xử chuẩn mực, trang phục lịch sự, không có những hành vi, lời nói thô thiển, tục tĩu, không phù hợp thuần phong mỹ tục...
 Xây dựng không gian chuẩn mực văn hóa tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận
Xây dựng không gian chuẩn mực văn hóa tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận

Những quy định về thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nhằm gìn giữ, phát huy hiệu quả một trong những không gian văn hóa tiêu biểu của Thủ đô, để nơi này trở thành mẫu mực về ứng xử thanh lịch, văn minh, nơi tôn vinh, quảng bá những giá trị ngàn năm của vùng đất Thăng Long - Hà Nội.

Chuẩn mực về văn hóa ứng xử

“Mở cửa” trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã lập tức thu hút đông đảo công chúng và du khách đến vui chơi, trải nghiệm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Việc UBND TP Hà Nội công bố dự thảo Quy chế với nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến từng cá nhân tham gia các hoạt động tại không gian có nhiều sức thu hút này vì thế đã nhận được sự quan tâm của người dân.

Sau ba năm triển khai thí điểm, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1.1.2020, ngày càng trở thành một điểm đến có sức hấp dẫn với đông đảo du khách và người dân tới vui chơi giải trí, trải nghiệm vào dịp cuối tuần. Nhưng bên cạnh sức thu hút đó, hoạt động trong không gian này vẫn còn một số hạn chế, gây bức xúc như: ùn tắc giao thông kéo dài; kinh doanh, dịch vụ lộn xộn; biểu diễn nghệ thuật tự phát; đặc biệt còn có nhiều biểu hiện ứng xử thiếu chuẩn mực, những lời nói, hành vi chưa phù hợp...

Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận được soạn thảo nhằm chấn chỉnh những mặt trái này. Dự thảo quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong không gian đi bộ cũng như nguyên tắc, nội dung quản lý, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý toàn diện hoạt động tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Theo đó, mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và các hoạt động khác trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận phải tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Những hành vi vi phạm quy định phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, Điều 4 Chương II dành toàn bộ nội dung cho những quy định về thực hiện quy tắc ứng xử đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Theo đó, quy định các cá nhân, tổ chức thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng, có thái độ ứng xử văn hóa; trang phục lịch sự; không có hành vi, lời nói thô thiển, tục tĩu, không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Không tổ chức biểu tình tuần hành, tụ tập đông người trái pháp luật; tuyên truyền nội dung trái pháp luật; tổ chức hoạt động gây mất trật tự công cộng…

Dự thảo cũng quy định các tổ chức, cá nhân không dắt, thả vật nuôi, gia súc, gia cầm trong không gian này; không giẫm, nằm lên thảm cỏ, ghế đá, ngắt hoa, trèo cây, bẻ cành, hủy hoại cây xanh; không tổ chức hoạt động đánh bạc dưới mọi hình thức, không tổ chức ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép theo quy định), bói toán, mại dâm, sử dụng ma túy, các chất kích thích khác; không xả rác thải, chất thải, phóng uế, tiểu tiện, chất thải của vật nuôi không đúng nơi quy định; không viết, vẽ, chạm khắc, bôi bẩn, treo, dán tờ rơi quảng cáo, rao vặt lên tượng đài và các công trình kiến trúc, cây xanh; không bán hàng rong, đánh giày, đeo bám khách du lịch để nài ép mua bán, xin ăn, xin tiền dưới mọi hình thức...

Không loa, đài, kèn, trống gây ô nhiễm tiếng ồn

Người dân và du khách tham gia các hoạt động tại khu vực phố đi bộ và phụ cận đã nhiều lần lên tiếng bức xúc vì những âm thanh hỗn tạp, bát nháo từ các loa kéo và những thiết bị công suất lớn, gây ô nhiễm tiếng ồn. Đây cũng là một trong những nội dung được điều chỉnh tại dự thảo. Theo đó, quy định các tổ chức, cá nhân không tự ý tổ chức biểu diễn các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, trò chơi, ảo thuật... cũng như sử dụng các thiết bị, dụng cụ loa, đài, kèn, trống... để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của không gian đi bộ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. “Các tổ chức, cá nhân khi mang phương tiện, dụng cụ, thiết bị âm thanh... vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để tổ chức hoạt động phải xuất trình văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động”, dự thảo nhấn mạnh.

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động VHNT, TDTT trong không gian phố đi bộ và phụ cận có trách nhiệm làm việc với UBND quận Hoàn Kiếm về nội dung đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Đồng thời, thực hiện việc biểu diễn VHNT, hoạt động TDTT... theo đúng nội dung cho phép; thực hiện nghiêm túc các quy định về nội dung, trang phục, dụng cụ biểu diễn, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường...

Quy định đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh, dự thảo đặc biệt nhấn mạnh về thực hiện các quy định về văn minh thương mại: giao tiếp với khách hàng lịch sự, hòa nhã; trang phục bán hàng gọn đẹp, không phản cảm; không tranh giành lôi kéo, ép giá khách hàng, có bảng giá và bán đúng giá niêm yết, sử dụng biển hiệu đúng quy định.

Ngay sau khi công bố, dự thảo quy chế đã nhận được sự đồng tình của người dân và du khách. Dư luận và báo chí đã nhiều lần bức xúc khi tại phố đi bộ, nơi mỗi ngày thu hút đông đảo du khách lại xảy ra không ít vụ việc gây bức xúc, phản cảm như vẽ, viết bậy, xả rác bừa bãi, phóng uế vào tác phẩm nghệ thuật, xô xát, nói năng tục tĩu, ăn mặc phản cảm... “Những quy định này chính là “barie” để mỗi người dân và du khách đều luôn tự ý thức mình là một thành tố để xây dựng nên không gian chuẩn mực về văn hóa ứng xử tại khu vực phố đi bộ và phụ cận - trái tim của Hà Nội”, chị Nguyễn Thanh Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.

Bên cạnh đó còn có băn khoăn về tính khả thi của những quy định. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng cần có các chế tài xử phạt mạnh mẽ, nghiêm túc đối với những hành vi vi phạm. Nếu không, quy chế ra đời sẽ chỉ nằm trên giấy. Theo ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, khi các quy định này được ban hành, quận sẽ niêm yết ở nơi dễ thấy, dễ đọc; đồng thời, tăng cường phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời nhắc nhở, xử lý những vi phạm, từng bước đưa không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trở thành không gian mẫu mực về văn hóa ứng xử, nơi tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa của Thủ đô. 

Theo Báo Văn Hoá
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.