Trách nhiệm của Điền Quân ở đâu sau những ồn ào liên quan đến ‘Tịnh Thất Bồng Lai’?

(Ngày Nay) - Trong vai trò nhà sản xuất chương trình giải trí truyền hình (gameshow), từ khâu tìm kiếm, đào tạo thí sinh, dựng lên nhiều kịch bản mới lạ, chiếm sóng từ đài truyền hình đến các trang mạng xã hội. Nhưng khi xảy ra những ồn ào xung quanh các thí sinh hay các tranh cãi về sự trung thực trong quá trình thi thố đến danh xưng thì Điền Quân lại “lặn” mất tăm...
Trách nhiệm của Điền Quân ở đâu sau những ồn ào liên quan đến ‘Tịnh Thất Bồng Lai’? ảnh 1

Ông Đỗ Văn Bửu Điền, Chủ tịch HĐQT Công ty Điền Quân. Ảnh: IT

“Sư Thầy” không phải sư thầy, “chú tiểu” không đúng chú tiểu?

 Năm 2017, nổi lên 2 “thầy tu” là thí sinh của chương trình Tuyệt Đỉnh Song Ca, biểu diễn những ca khúc trữ tình mùi mẫn tạo nên nhiều tranh cãi. Bên cạnh sự hiếu kỳ của khán giả, một đại bộ phận xem chương trình cảm thấy khó chịu thậm chí cho rằng phản cảm bởi việc khoác áo tu hành lại hát những ca khúc mang xu hướng về tình cảm yêu đương là thiếu thiện cảm, vi phạm giáo lý nhà phật cũng như việc nên sòng phẳng với các thí sinh dự thi, để họ có thể thoải mái thể hiện tài năng của mình.

Vụ việc tưởng chừng như dừng lại ở việc “sư thầy” hát nhạc trữ tình thì sau đó khán giả mới vỡ lẽ khi Hòa thượng Thích Minh Thiện (Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Long An) cho biết, hai thí sinh tham gia Tuyệt Đỉnh Song Ca và cả trụ trì chùa Bồng Lai là giả danh.

Tiếp đó, chương trình Thách Thức Danh Hài vào năm 2019 và 2020, Điền Quân “mang” lên sân khấu 5 bé trai cạo đầu cũng là thí sinh dự thi trong chương trình. Điều đáng nói là, trong tất cả các sản phẩm của đơn vị phát hành này đều gọi các bé là “5 chú tiểu”.

Cũng từ chương trình này, khán giả được biết các thí sinh tham gia là những trẻ mồ côi, các bé bị bỏ rơi, được mang về nuôi và đào tạo để tham gia chương trình. Vậy nên, trong 2 mùa liên tiếp tham dự chương trình Thách Thức Danh Hài, nhóm “5 chú tiểu” ngoài việc đã giành được giải thưởng giá trị cao từ Ban tổ chức thì còn nhận được đông đảo sự ủng hộ, thương cảm đến từ khán giả khắp cả nước.

Sự lập lờ trong danh xưng cũng như những câu chuyện lấy nước mắt khán giả về gia cảnh, xuất thân của các thí sinh trong chương trình của Điền Quân gần như “qua mặt” đông đảo khán giả cả nước. Kể cả khi lộ clip phát ngôn phản cảm sau hậu trường của “trụ trì” Tịnh Thất Bồng Lai có ý miệt thị trẻ em Việt Nam và cả trẻ em Campuchia, Lào là khờ khạo, ngu dốt trước mặt giám đốc Điền Quân là ông Trần Thế Khương thì phía công ty này vẫn dửng dưng như không.

Trách nhiệm của Điền Quân ở đâu sau những ồn ào liên quan đến ‘Tịnh Thất Bồng Lai’? ảnh 2

Hình ảnh được cắt từ đoạn phát biểu gây tranh cãi của ông Lê Tùng Vân cạnh đại diện Công ty Điền Quân (Áo xanh).

"Việc các bé đạt giải trong Gameshow là điều đáng trân trọng, nhưng tại sao lại đem chuyện đó ra miệt thị những đứa trẻ khác ? Sao công ty lớn như Điền Quân lại cổ súy cho việc này?". Bạn đọc Dương Nguyễn bức xúc.

Theo điều tra của phóng viên Ngày Nay, nhóm thí sinh tham gia chương trình được Điền Quân gọi là 5 “chú tiểu” và trẻ mồ côi đều có cha mẹ, không phải mồ côi, được sống cạnh mẹ tại hộ gia đình của bà Cao Thị Cúc, nơi mà họ tự nhận là “Tịnh Thất Bồng Lai”. Vậy nên có thể nói, Điền Quân đã đánh tráo thân phận, biến những đứa trẻ không mồ côi, thành “bị” mồ côi.

Trao đổi với thầy Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ về cách gọi và đặt tên các thí sinh tham gia chương trình của mình, Thầy cho biết:

"Việc 5 cháu bé cạo trọc đầu tham dự chương trình Thách Thức Danh Hài được Công ty giải trí Điền Quân gọi là chú tiểu là không đúng. Để gọi là chú tiểu thì các bé đó phải xuất gia, phải theo giáo lý nhà Phật. Tôi nghĩ về cách gọi này, Đài Truyền Hình TP.HCM và Công Ty Điền Quân phải có động thái cải chính trên các phương tiện thông tin truyền thông, tránh việc khán giả hiểu lầm rằng đây là các chú tiểu Phật Giáo. Và các chú tiểu thật không có ai tham gia các chương trình như thế này cả."

Theo đó, Điền Quân đã đưa lên sóng những người đại diện các bé là “Sư thầy” mà lại không phải sư thầy. Gọi thí sinh là “chú tiểu” mà sự thật không phải là chú tiểu. Có xem thường khán giả cả nước lắm không?

Trách nhiệm của Điền Quân ở đâu sau những ồn ào liên quan đến ‘Tịnh Thất Bồng Lai’? ảnh 3

Thầy Thích Nhật Từ. Ảnh: NVCC.

Trách nhiệm của Điền Quân ở đâu sau những ồn ào?

 Tịnh Thất Bồng Lai nay được thay tên đổi họ thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, nơi được nhiều người biết đến khi có 2 "sư thầy" tham gia Tuyệt Đỉnh Song Ca và 5 "chú tiểu" tham gia chương trình Thách Thức Danh Hài. Căn nhà nơi đây đứng tên của bà Cao Thị Cúc (SN 1960). Giữ vai trò chủ đạo là ông Lê Tùng Vân (SN 1932) mà nhiều người xưng tụng là “thầy ông nội” Thích Tâm Đức hay hoà thượng Thích Tâm Đức.

Từ khi "tịnh thất" gây tranh cãi, Giáo hội Phật giáo tỉnh trước sau đều khẳng định, đây không phải chùa, tịnh thất... chưa được công nhận, là cơ sở do người dân tự lập ra. Đặc biệt, mới đây Giáo hội có văn bản khẳng định rõ, hiện tượng này là lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để trục lợi.

Với những ồn ào, tranh cãi xoay quanh không thể nói là công ty Điền Quân hoàn toàn không biết được thông tin về "tịnh thất" hay xuất thân, nhân thân của các thí sinh từ đây. Không thể nói là không có bàn tay truyền thông “phù phép” qua mặt người xem đài cả nước của công ty này.

Vậy, trách nhiệm của một nhà sản xuất chương trình với thí sinh ở đâu? Trách nhiệm của một chương trình giải trí truyền hình với khán giả theo dõi ở đâu? Khi mà, sau những lập lờ thông tin thí sinh gây hiểu lầm cho khán giả, Điền Quân vẫn mặc nhiên im lặng như không liên quan đến mình.

Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
(Ngày Nay) - Hội nghị Nhà báo thế giới 2024 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề "Vai trò của truyền thông trong đưa tin về chiến tranh và Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của báo chí" diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 22-26/4. Hội nghị năm nay có sự tham dự của 52 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới.
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
(Ngày Nay) - Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc sẽ gặp nhau tại Hawaii trong tuần này để đàm phán về việc chia sẻ chi phí đồn trú của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Chính quyền Washington đang tìm kiếm "một kết quả công bằng và bình đẳng" nhằm củng cố liên minh với Seoul.
Trình diễn Lân Sư Rồng luôn là “đặc sản” mà du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm Công viên Châu Á
Đà Nẵng: 5 ngày nghỉ lễ chơi thả ga với chuỗi hoạt động siêu hấp dẫn tại Công viên Châu Á
(Ngày Nay) - Diễn ra từ 27/4- 1/5, “Rực rỡ du lịch Việt Nam” là chuỗi sự kiện được tổ chức tại Công viên châu Á- Asia Park sẽ mở đầu cho mùa du lịch hè đầy hứng khởi tại thành phố bên sông Hàn, với rất nhiều hoạt động và sự kiện văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí được “thửa riêng” cho dịp lễ năm nay.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm
(Ngày Nay) - Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.