Vì sao 'Tây du ký' được phát lại hơn 3.000 lần tại Trung Quốc?

"Tây du ký" là tác phẩm kinh điển của màn ảnh Trung Quốc, khán giả trải dài nhiều thế hệ. So với 3 phim khác cũng dựng từ tứ đại danh tác, "Tây du ký" có sức hấp dẫn hơn.

Ngày 21/9, Sina đưa tin Tây du ký là tác phẩm được chiếu lại nhiều nhất tại Trung Quốc với hơn 3.000 lần. Khán giả của bộ phim trải dài từ trẻ em tới người già. So với ba tác phẩm khác, cũng nằm trong tứ đại danh tác gồm Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Hồng lâu mộng, phim có sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.

Trên Baidu, trang tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc, từ khóa Tây du ký có tới 45 triệu kết quả, xếp sau là Tam quốc diễn nghĩa với hơn 30 triệu, Thủy hử có 13 triệu kết quả và cuối cùng là Hồng lâu mộng với gần 6 triệu.

Vì sao 'Tây du ký' được phát lại hơn 3.000 lần tại Trung Quốc? ảnh 1

Tây du ký phát sóng hơn 3.000 lần, Hồng lâu mộng hơn 1.000 lượt.

Sina có bài viết giải thích về lý do khán giả Trung Quốc yêu mến Tây du ký trong suốt hơn 30 năm qua. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất là tinh thần vui vẻ, giải trí mà phim truyền tải phù hợp với mọi đối tượng.

Trong tứ đại danh tác, Tam quốc diễn nghĩa ra mắt năm 1994, đạt mức rating kỷ lục. Tuy nhiên, nội dung phim nặng về quyền mưu chính trị, chủ yếu thú hút khán giả nam và người trưởng thành.

Thủy hử phát sóng năm 1998 cũng giống như Tam quốc diễn nghĩa, phù hợp với nam giới. Trong phim còn có một số tình tiết bạo lực không phù hợp với trẻ em. Phim có thời lượng dài, diễn biến liên tiếp, khó để khán giả theo dõi hơn so với Tây du ký, mỗi kiếp nạn là một tập.

Theo Sina, câu chuyện về Võ Tòng đánh hổ, Tống Giang, Lâm Xung được công chúng nhớ nội dung, nhưng do truyền miệng chứ không phải nhờ đọc tiểu thuyết hay xem trên màn ảnh.

Vì sao 'Tây du ký' được phát lại hơn 3.000 lần tại Trung Quốc? ảnh 2

Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử phù hợp với khán giả trưởng thành, nam giới.

Hồng lâu mộng ra mắt năm 1987 là bi kịch tình yêu, sự lụi bại của một gia đình quan lại, cả câu chuyện đều mang màu sắc bi thương, không phù hợp với đa số khán giả. Theo Sina, khán giả thích đọc Hồng lâu mộng hơn xem phim, nên phim chỉ được phát sóng lại hơn 1.000 lần. Bên cạnh đó, đây cũng là tác phẩm được đánh giá cao nhất về nghệ thuật văn học trong tứ đại danh tác.

Cả bốn bộ phim đều có sức ảnh hưởng lớn tới công chúng. Từ nhân vật, diễn viên, câu chuyện hậu trường, bài hát trong phim đều được khán giả quan tâm. Tuy nhiên, không tác phẩm nào thay đổi được vị trí thống trị của Tây du ký.

Theo khảo sát của CCTV năm 1987, phim đạt tỷ suất khán giả 89,4%. Trong đó đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100%.

Vì sao 'Tây du ký' được phát lại hơn 3.000 lần tại Trung Quốc? ảnh 3

Theo CCTV, không có đứa trẻ nào ở Trung Quốc chưa xem Tây du ký.

Bộ phim có phần nhạc dễ nghe, dễ học, diễn xuất thú vị, hài hước, rất phù hợp cho gia đình giải trí. Thời lượng của phim không dài, chỉ 25 tập (phần đầu), mỗi tập có nội dung riêng biệt. Nhờ đó, khán giả dễ dàng theo dõi hơn, đặc biệt là trẻ em.

Theo Zing
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.