Sinh viên 'kêu trời' vì phải đóng gần một triệu cho lễ tốt nghiệp

(Ngày Nay) - Để nhận bằng ở lễ tốt nghiệp, hàng nghìn sinh viên Đại học Luật TP HCM sẽ đóng 900.000 đồng và thêm 100.000 đồng cho mỗi người thân tham dự.
Một thí sinh tham gia kiểm tra năng lực của Đại học Luật TP HCM năm 2016. Ảnh: Mạnh Tùng
Một thí sinh tham gia kiểm tra năng lực của Đại học Luật TP HCM năm 2016. Ảnh: Mạnh Tùng

Ngày 14/9, nhiều sinh viên khóa 36 và 37 ngành Quản trị - Luật trường Đại học Luật TP HCM bày tỏ bức xúc với thông báo tổ chức trao bằng cử nhân hệ chính quy của trường với khoản thu một triệu đồng (900.000 đồng với sinh viên và 100.000 đồng với mỗi người thân).

Lễ tốt nghiệp sẽ tổ chức tại nhà thi đấu ở quận 3. Chi phí cho sinh viên gồm bộ lễ phục cử nhân được giữ lại sau khi kết thúc lễ, chi phí thuê mặt bằng tổ chức, chi phí công tác tổ chức, một tấm ảnh cá nhân (20x30 cm) khi lên sân khấu nhận bằng.

Ngoài ra, sinh viên có thể chọn trực tiếp đến ký và nhận bằng tại phòng Đào tạo kể từ ngày 21/9. Khi đó mỗi sinh viên cũng sẽ nhận lại 50.000 đồng là số tiền dự định làm kinh phí tổ chức lễ tốt nghiệp trích từ 220.000 đồng mà sinh viên đã đóng. 

Theo thông báo, Đại học Luật TP HCM sẽ trao bằng tốt nghiệp theo một trong hai hoặc cả hai hình thức trên. 

Trần Đức Huy, sinh viên khóa 36 cho rằng, nếu trường chọn phương án làm lễ tốt nghiệp ở nhà thi đấu thì bản thân mình và nhiều bạn sẽ không có tiền để tham dự. "Trường cho thí sinh tùy chọn hình thức nhận bằng tại trường hay dự lễ tốt nghiệp sẽ tạo khoảng cách giữa các sinh viên. Em chỉ muốn một lễ tốt nghiệp đơn giản nhưng đầy đủ bạn bè", Huy nói.

Nữ sinh khoá này - Ngọc Lan - lại cho rằng, tổ chức lễ tốt nghiệp ở nhà thi đấu là không cần thiết, học ở đâu thì làm lễ tốt nghiệp ở đó vẫn ý nghĩa và ấm cúng hơn. "Trong thông báo trường nói lễ tốt nghiệp và trao bằng được tổ chức đảm bảo tính trang trọng, hoành tráng, chuyên nghiệp, xứng đáng với thương hiệu và vị thế của tân cử nhân. Em lại nghĩ thương hiệu của tân cử nhân không nằm ở lễ tốt nghiệp mà ra trường có thể hiện được mình hay không", Lan chia sẻ.

Một số sinh viên khác, cũng tốt nghiệp lần này, cho chi phí gần một triệu đồng dành cho lễ tốt nghiệp là lãng phí. Họ nói rằng sinh viên ra trường còn nhiều việc cần đến tiền, phải tiết kiệm nên chỉ lên trường để lấy bằng, không dự lễ tốt nghiệp. 

Ông Phan Văn Tuyến, Trưởng phòng Công tác sinh viên trường Đại học Luật TP HCM cho biết trường đã ra thông tin làm rõ nội dung đã thông báo trước đó.

Theo ông Tuyến, những năm gần đây, do điều kiện về cơ sở vật chất nên công tác tổ chức lễ bế giảng, tốt nghiệp dành cho các khóa chính quy với số lượng hơn 1.000 tân cử nhân luôn ở trong tình trạng quá tải.

Hiện tượng này làm mất đi tính trang trọng và thoải mái, cũng như những dấu ấn kỷ niệm dành cho các sinh viên. Từ đó, các đơn vị chức năng của trường đã khảo sát và xây dựng phương án tổ chức lễ tốt nghiệp tại nhà thi đấu.

Ông Tuyến khẳng định, bản chất của thông báo hôm 13/9 chỉ là "thăm dò ý kiến của sinh viên". Tùy vào lượng sinh viên đăng ký, nhà trường sẽ quyết định tổ chức lễ tốt nghiệp tại trường hoặc tại nhà thi đấu. 

"Theo thăm dò sơ bộ từ hôm qua đến nay, đông đảo sinh viên mong muốn tổ chức tại trường nên nhiều khả năng lễ tốt nghiệp năm nay sẽ được làm ở trường như mọi năm. Do đó, các em không phải đóng số tiền trên", ông Tuyến cho biết. 

Theo Vnexpress
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.