Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo

(Ngày Nay) - Hệ thống chống bó cứng phanh ABS xuất hiện lần đầu vào năm 1971. Cùng năm đó, hệ thống Traction Control sơ khai cũng được ra mắt trên chiếc Buick Riviera với tên gọi là Maxtrac. Sau đó gần 20 năm, tức năm 1990, hệ thống cân bằng điện tử mới ra đời và được sử dụng đầu tiên trên chiếc Mitsubishi Diamante.

Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo

Traction Control là gì?

Traction Control là hệ thống kiểm soát độ bám đường cho phép chiếc xe thay đổi lực kéo khi tăng tốc tùy theo tình trạng của mặt đường để tránh hiện tượng trượt bánh xe. Cảm biến tốc độ bánh xe giúp phát hiện thời điểm bánh xe sắp bị trượt, khi đó hệ thống sẽ can thiệp bằng cách sử dụng ABS để cung cấp lực phanh hoặc can thiệp trực tiếp vào động cơ thông qua việc kiểm soát van tiết lưu, nhiên liệu nạp hay đánh lửa để ngắt công suất hoặc giảm tốc độ bánh xe. Hệ thống này thường xuyên được đề xuất tắt đi bằng cách nhấn nút có kí hiệu TC, TCL, hay nút có biểu tượng chiếc xe với hai vệt bánh xe sau hình chữ S. Nếu xe của bạn được trang bị cả hai hệ thống Traction và Stability Control hầu như sẽ được điều khiển bởi cùng một nút bấm có kí hiệu ESC, VSC hoặc bằng biểu tượng.

Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo ảnh 1


Stability Control là gì?

Stability Control là hệ thống cân bằng điện tử  giúp chiếc xe đi theo đúng hướng mà người lái mong muốn. Hệ thống này tận dụng các cơ cấu của cả hai hệ thống kiểm soát độ bám đường TC và hệ thống chống bó cứng phanh ABS bao gồm cảm biến vị trí bàn đạp phanh, cảm biến tốc độ mỗi bánh xe, van thuỷ lực cho phép tăng hoặc giảm áp lực phanh độc lập cho từng bánh xe. Ngoài ra hệ thống cân bằng còn có thêm một vài cảm biến khác. Cảm biến vị trí vô lăng và cảm biến vị trí bàn đạp ga giúp hệ thống phán đoán đường đi và tốc độ mà người lái mong muốn, một cảm biến gia tốc xoay để tính toán độ xoay của xe theo trục ngang và một gia tốc kế 3 trục. Hệ thống máy tính sẽ nhận thông tin từ các cảm biến từ đó đối chiếu chuyển động thực tế của xe so với dự định của lái xe. Nếu như không đồng nhất, hệ thống sẽ can thiệp vào phanh của từng bánh xe ( thậm chí can thiệp vào động cơ nếu cần thiết) để đảm bảo chiếc xe đi đúng theo hướng mà người lái mong muốn. Kể từ khi hệ thống kiểm cân bằng điện tử trở thành bắt buộc ở Mỹ năm 2012, tất cả các phương tiện vận tải hành khách đều được trang bị bộ 3 hệ thống: ABS, TC và SCP.

Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo ảnh 2


Hệ thống Stability Control thay đổi hướng đi của xe như thế nào?

Nếu bạn đã từng chơi Canoeing, chèo Kayak hay chèo một chiếc bè bạn sẽ biết khi muốn thuyền đi về bên nào thì chỉ cần chèo ngược ở phía bên đó thì hệ thống cân bằng điện tử cũng hoạt động theo nguyên lí tương tự. Lực phanh sẽ được tăng thêm ở một bên để hướng chiếc xe nhẹ nhàng theo hướng đó. Lực phanh sẽ được tăng tuỳ thuộc vào tình trạng mặt đường cũng như lực phanh mà người lái tác động trên cả bánh trước và sau. Khi mà người lái chuyển hướng xe mà chiếc xe không đi như mong muốn, bị giảm lực bám đường, gió lớn hay những tác nhân khác từ bên ngoài làm cho chiếc xe bị chệch hướng, việc yêu cầu hệ thống trợ lực lái điện bẻ lái nhiều hơn không có khả năng đạt được hiệu quả như mong muốn, hệ thống sẽ can thiệp nhẹ nhàng mà không gây chú ý cho người lái ngoại trừ đèn báo nháy sáng.

Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo ảnh 3


ABS, Traction Control và Stability Control kết hợp với nhau bằng cách nào?

Cả ba hệ thống được tích hợp với nhau hoàn toàn. Traction và Stability Control đều không thể hoạt động nếu không có ABS. Van thuỷ lực của hệ thống ABS cho phép thay đổi tốc độ của từng bánh giúp cho hai hệ thống còn lại điều chỉnh hướng đi của xe. Một số xe cho phép người lái có thể tắt bật các hệ thống này để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nút tắt Traction Control phổ biến hơn so với Stability Control, chúng có thể được tích hợp vào màn hình và hiếm khi bị tắt hoàn toàn. Đôi khi các nút này được kết hợp thành một và kể từ mẫu Audi B3 (1986-1992) các xe không còn được trang bị nút tắt hệ thống ABS.

Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo ảnh 4


Cân bằng điện tử trên các loại xe khác nhau

Một số mẫu xe hiệu năng cao như Chevrolet Corvette, Cadillac V hay BMW M yêu cầu những điều chỉnh việc kiểm soát độ cân bằng của xe khác nhau với từng điều kiện vận hành. Những chiếc xe có khả năng chạy off-road cung cấp cho người lái các chế độ chạy địa hình khác nhau bằng việc thay đổi mức độ can thiệp của hệ thống cân bằng điện tử đối với chiếc xe. Vì vậy hãy chọn chế độ phù hợp theo địa hình để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu không thì lời khuyên từ Jone & Jane Q Public cũng rất hữu ích. Hãy để chế độ bình thường khi đi trên đường phố. Chế độ hiệu năng cao chỉ được kích hoạt từ hệ thống thông tin giải trí hoặc bấm và giữ nút thay đổi chế độ lái trong vài giây. Chế độ này cho phép chiếc xe bị trượt khi di chuyển. Nếu như bạn đã trải qua khóa huấn luyện kỹ năng lái xe nâng cao thì bạn có thể chọn chế độ này để trải nghiệm cảm giác lái xe thú vị hơn (với điều kiện bạn phải đảm bảo an toàn và chuẩn bị sẵn bảo hiểm đâm đụng nếu có trường hợp xấu xảy ra). Tuy nhiên cần chú ý một điều là một số hệ thống có thể tự kích hoạt trở lại khi bạn đạp phanh trong khi chiếc xe đang trượt.

Khi nào nên tắt hệ thống kiểm soát độ bám đường?

Nếu bạn điều khiển một chiếc xe bình thường không có các chế độ lái theo từng địa hình mà bị kẹt lại trong cát hay tuyết thì hệ thống sẽ giảm công suất để đảm bảo bánh xe không bị trượt do đó xe không thể thoát ra được. Khi đó hãy tắt hệ thống để bánh xe có thể quay đủ nhanh để có thể vượt qua chỗ lầy và tiếp tục di chuyển.

Khi nào nên tắt hệ thống cân bằng điện tử?

Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo ảnh 5


Bạn đã từng thắng giải SCCA hay hoàn thành một cuộc đua Le Mans chưa? Có lẽ câu trả lời là chưa hoặc không bao giờ. Đó là lý do mà các nhà sản xuất thường thiết kế rất khó có thể tắt được hệ thống này để đảm bảo người lái xe không vô tình tắt đi. Chúng ta không thể tắt hoàn toàn hệ thống khi di chuyển trên đường phố thông thường. Tuy nhiên đối với những người muốn chinh phục giới hạn về kỹ năng lái xe của bản thân trên những con đường được khu biệt hay trên đường đua thì nút “off” là vô cùng quý giá.

Nguyên nhân nào khiến đèn báo hệ thống cân bằng điện tử bật sáng?

Hệ thống cân bằng điện tử là một hệ thống an toàn nên hoạt động của nó liên tục được theo dõi bằng hệ thống chẩn đoán điện tử. Đèn báo sẽ bật sáng khi hệ thống bị tắt, bị lỗi hoặc chuyển sang độ nhạy thấp hơn (một vài chế độ địa hình giảm hiệu quả của hệ thống đến mức đủ làm sáng đèn). Nếu bạn không chạm vào nút bấm mà đèn vẫn bật sáng thì xe của bạn có thể đã gặp vấn đề đối với hệ thống. Lỗi thường gặp nhất đó là trục trặc ở các cảm biến đặc biệt là cảm biến tốc độ bánh xe. Chúng có thể bị sai lệch hoặc hỏng do va đập với chướng ngại vật trên đường hay bị mài mòn sau thời gian dài vận hành. Đèn báo thông thường sẽ nhấp nháy khi một trong hai hoặc cả hai hệ thống được kích hoạt để can thiệp giúp cho xe trở lại tầm kiểm soát của người lái.

Theo Motortrend